Còn nhiều khó khăn trong tổ chức phiên tòa trực tuyến
Khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật, cơ quan tòa án Nhân dân cấp huyện đã nỗ lực triển khai các phiên tòa xét xử trực tuyến. Qua đó vừa đảm bảo chất lượng phiên tòa, vừa tiết kiệm chi phí và tránh rủi ro trong quá trình xét xử.
Quang cảnh một phiên tòa trực tuyến được Tòa án Nhân dân huyện Lang Chánh tổ chức.
Tại Tòa án Nhân dân huyện Mường Lát, hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Phòng xét xử nhỏ hẹp, bàn ghế, trang thiết bị đã cũ, chưa đảm bảo điều kiện để tổ chức những phiên tòa thân thiện. Trong khi đó, hàng năm, số vụ việc thụ lý và giải quyết của đơn vị chủ yếu là án hình sự với quá nửa là án ma túy.
Nhằm thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động xét xử, vừa góp phần đảm bảo an ninh biên giới, trật tự xã hội trên địa bàn, bên cạnh việc mở các phiên tòa xét xử lưu động, thời gian qua, Tòa án Nhân dân huyện Mường Lát đã tích cực triển khai các phiên tòa xét xử trực tuyến. Riêng năm 2023, đơn vị đã tổ chức thành công 4 phiên tòa trực tuyến. Hình thức xét xử này đã tiết kiệm chi phí, giảm thiểu yếu tố rủi ro do không phải trích xuất, di lí bị cáo từ nhà tạm giữ, hoặc các trại giam đến hội trường xét xử.
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Mường Lát, trước đây, để tổ chức một phiên tòa xét xử án hình sự liên quan đến bị cáo đang chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ cách xa hội trường xét xử, Tòa án Nhân dân huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục trích xuất phạm nhân. Kể cả lực lượng công an cũng gặp khó khăn trong quá trình di lý bị cáo, phạm nhân đến tòa án. Việc tổ chức các phiên tòa xét xử trực tuyến đã góp phần giải quyết triệt để những khó khăn này mà vẫn đảm bảo hoạt động xét xử được thực hiện công khai, đúng người, đúng tội, không xét xử oan sai, không bỏ lọt tội phạm.
Tuy nhiên, để tổ chức được một phiên tòa trực tuyến, chi phí mà đơn vị phải chi trả cũng không hề ít. Điều này là do, Tòa án Nhân dân huyện Mường Lát vẫn chưa được đầu tư trang thiết bị, như ti vi, âm thanh, camera, đường truyền viễn thông... Toàn bộ trang thiết bị này đều phải đi thuê với giá trung bình khoảng 7 triệu đồng/phiên kết nối.
Đây cũng là khó khăn của tòa án các huyện miền núi, khi chưa được đầu tư trang thiết bị, đường truyền internet để phục vụ các phiên tòa trực tuyến. Theo ông Lê Viết Tám, Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Lang Chánh, toàn bộ các thiết bị camera, màn hình tivi, đường truyền viễn thông... phục vụ cho phiên tòa trực tuyến ở cả điểm cầu trung tâm và điểm cầu thành phần đều phải đi thuê. Thông thường mỗi phiên kết nối để xét xử trực tuyến đơn vị phải chi trả khoảng 7 triệu đồng.
Việc tổ chức các phiên tòa trực tuyến là nỗ lực của cơ quan Tòa án Nhân dân trong nỗ lực nhằm tiết kiệm chi phí và tránh rủi ro trong quá trình xét xử. Nhất là việc không phải thực hiện các thủ tục trích xuất và di lý phạm nhân, bị cáo từ các cơ sở giam giữ cách xa hội trường xét xử. Trong khi đó, hoạt động xét xử vẫn được tiến hành với đầy đủ các trình tự, thủ tục, thành phần và đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, không xét xử oan sai, không bỏ lọt tội phạm.
Tuy nhiên, việc thiếu thốn các trang thiết bị, đường truyền đã gây khó khăn nhất định trong triển khai hình thức xét xử tiến bộ này. Do phải đi thuê trong bối cảnh chưa được cấp ngân sách riêng biệt mà phải sử dụng từ nguồn chi thường xuyên, nên trong một phiên kết nối trực tuyến, nhiều cơ quan tòa án cấp huyện đã phải tranh thủ để tổ chức từ 2 phiên tòa trở lên.
Được biết, Tòa án Nhân dân tối cao đã có chủ trương đầu tư các trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật liên quan cho tòa án cấp huyện phục vụ tổ chức phiên tòa trực tuyến. Đây hẳn là tin vui, nhưng việc đầu tư, lắp đặt và tập huấn cách thức sử dụng sẽ phải cần thời gian. Còn hiện tại tòa án Nhân dân nhiều huyện miền núi vẫn đang gặp khó trong chi phí tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Mặt khác, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến cũng làm phát sinh thêm chi phí giám sát và kiểm sát xét xử tại cơ sở giam giữ bị cáo. Nhất là với những vụ án có liên quan đến phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ ở tỉnh ngoài, thư ký hoặc thẩm phán tòa án cùng với kiểm sát viên phải có mặt để giám sát và kiểm sát xét xử. Và để đảm bảo cho cán bộ đi công tác, cơ quan tòa án cũng phải sử dụng từ nguồn chi thường xuyên ít ỏi của đơn vị.
Bài và ảnh: Đồng Thành
- 2024-11-02 10:08:00
Giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng
- 2024-11-02 09:36:00
Đảng bộ xã Hoằng Quý kỷ niệm 70 năm ngày thành lập
- 2024-05-30 14:36:00
Đảng bộ huyện Đông Sơn tăng cường kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng
Quan tâm phát triển đảng viên nữ DTTS là hội viên, phụ nữ
Đảng bộ xã Cầu Lộc: Tự hào truyền thống 70 năm thành lập và phát triển
Thọ Xuân tạo nguồn, quy hoạch, luân chuyển cán bộ
Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan
Mô hình “Chính quyền cơ sở dân vận khéo” ở Ngọc Sơn
Nông Cống phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân
Vĩnh Lộc triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh thông tin thời sự và cập nhật kiến thức mới quý II/2024