Con đường truyền thông trong du lịch
Sau một năm thắng lợi với con số ấn tượng: tăng 13,1% về lượt khách và 22,2% về tổng thu so với năm 2022, ngành du lịch Thanh Hóa ngay lập tức bước vào một hành trình mới, trong đó công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được đặc biệt quan tâm.
Ảnh minh họa.
Theo đó, bên cạnh các hoạt động xúc tiến, kích cầu, liên kết, hợp tác phát triển du lịch, ngành du lịch đã đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các kênh truyền thông, nền tảng số, các chuyến bay và cảng hàng không. Nhất là, tiếp tục hoàn thiện 3 dòng sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng. Mới đầu năm, còn trong kỳ “ngủ đông”, nhưng ngành du lịch Thanh Hóa đã cho ra đời nhiều sản phẩm mới phù hợp xu hướng, sở thích của khách du lịch ở thời điểm hiện tại.
Tiếp nối thành công của hội nghị kích cầu, công bố sản phẩm mới và các sự kiện tiêu biểu năm 2023 với hơn 70 sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, năm 2024 ngành du lịch Thanh Hóa đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ các sự kiện, với con số hơn gấp đôi năm 2023. Cách đây 3 ngày, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố các sự kiện, hoạt động năm 2024 và tại hội nghị này 145 hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức trải dài trong năm 2024 đã chính thức được công bố.
Việc công bố nhằm tuyên truyền sâu, rộng các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu của Thanh Hóa trong năm 2024; giới thiệu điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, đặc sắc của tỉnh, góp phần hiện thực hóa thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”. Qua thông tin công bố khách du lịch có cơ sở để lựa chọn điểm đến, bố trí thời gian tham gia sự kiện phù hợp.
Qua 3 năm tỉnh Thanh Hóa tổ chức hoạt động này, con số hoạt động, sự kiện được công bố đã tăng lên gấp gần 4 lần so với năm đầu tiên. Để có số lượng sự kiện và hoạt động lớn như thế không chỉ đòi hỏi về tài nguyên, nguồn lực, mà còn phải có quyết tâm.
Trên mảnh đất xứ Thanh thời gian gần đây nhiều khu du lịch mới được khai trương, nhiều con đường kết nối xứ Thanh với cả nước và cả những con đường dẫn đến các khu du lịch trong tỉnh đã đưa vào khai thác. Và bây giờ, là một con đường mới mang tên truyền thông, thông tin đi trước dẫn đường, hút thêm khách về với xứ Thanh. Dù không phải là con đường thực thể, nhưng được xem là con đường lớn, góp phần đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đưa Thanh Hóa trở thành trọng điểm du lịch quốc gia.
Mục tiêu ngành du lịch Thanh Hóa đặt ra trong năm 2024 là đón 13,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 32.387 tỷ đồng; nhất là tiếp tục củng cố, duy trì các điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn để tạo cơ sở thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn trong các năm tới. Một mục tiêu cao, nhưng có lẽ không quá tầm nếu nhìn vào cách mà ngành du lịch của tỉnh đang làm. Chúng ta hãy chờ.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2024-12-13 13:10:00
Sẵn sàng đón khách dịp Tết Dương lịch
-
2024-12-13 10:09:00
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề
-
2024-01-27 17:02:00
Chuyện ghi bên Thành Nhà Hồ
Thanh Hóa công bố các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch năm 2024
Nghỉ dưỡng, chữa lành - xu hướng du lịch trong năm 2024
“Đánh thức” Pù Luông
Tour Nhật Bản ngắm hoa anh đào độc đáo không thể bỏ lỡ
Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm du lịch
Các huyện miền núi chuẩn bị đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán
Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Điện Biên tại Thanh Hóa, năm 2024
Đẩy mạnh kết nối du lịch Thanh Hóa với các thị trường trong nước và quốc tế
Nhà hàng Thiên Thanh và những món ăn nổi tiếng ở Gia Lai