(Baothanhhoa.vn) - Chuyển đổi số (CĐS) trong các hoạt động của ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Thanh Hóa nhằm xây dựng cơ quan quản lý số, đơn vị số góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững, an toàn và hiện đại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện chuyển đổi số trong ngành lao động - thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa

Chuyển đổi số (CĐS) trong các hoạt động của ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Thanh Hóa nhằm xây dựng cơ quan quản lý số, đơn vị số góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững, an toàn và hiện đại.

Thực hiện chuyển đổi số trong ngành lao động - thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa

Quầy tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ dịch vụ công trực tuyến của Sở LĐTB&XH tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa.

Để thực hiện CĐS, ngành LĐTB&XH đã quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ các giao dịch điện tử, chữ ký số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong mọi hoạt động của ngành; tuân thủ quy định, quy trình tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản điện tử trên các phần mềm quản lý chuyên dụng...

Ngành LĐTB&XH đã xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành (hệ thống phần mềm tra cứu hồ sơ trực tuyến người có công; CSDL hộ nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội; CSDL cung, cầu lao động; CSDL tài chính, trợ cấp ưu đãi người có công...) và thực hiện kết nối với CSDL quốc gia.

Ngay từ năm 2017, ngành LĐTB&XH đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành liên quan tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt dự án cập nhật, số hóa kho hồ sơ và quản lý CSDL thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tỉnh Thanh Hóa. Đến nay đã thực hiện cập nhật số hóa trên 300.000 hồ sơ người có công với cách mạng tỉnh Thanh Hóa; xây dựng CSDL thông tin về hồ sơ người có công để bảo quản, lưu trữ hồ sơ lâu dài; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước lĩnh vực người có công và giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công, đảm bảo công khai, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát.

Thực hiện công khai 100% TTHC thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên Cổng dịch vụ công quốc gia và trên Trang thông tin điện tử của Sở LĐTB&XH để cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, cá nhân thuận tiện khi tra cứu và sử dụng; 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của sở được niêm yết công khai rõ ràng, đúng quy định tại các nơi trực tiếp giải quyết TTHC. 100% cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan sở và các đơn vị trực thuộc sở đã thực hiện thiết lập hồ sơ điện tử, số hóa đầy đủ hồ sơ tài liệu (trừ một số tài liệu gửi kèm theo chưa được số hóa theo quy định). 100% văn bản, hồ sơ công việc của sở và 99,98% văn bản của các đơn vị trực thuộc sở được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số cá nhân và ký số cơ quan trên môi trường điện tử theo quy định của UBND tỉnh.

Từ ngày 1-1 đến 20-8-2021, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa, Sở LĐTB&XH đã nhận tiếp nhận 2.005 hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC, trong đó 100% số hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn, không có hồ sơ giải quyết quá hạn.

Sở LĐTB&XH đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 4 TTHC và dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 4 TTHC. Năm 2021, Sở LĐTB&XH đã báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất danh mục TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 35 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội lên Cổng dịch vụ công trực tuyến. Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, TTHC của tổ chức, cá nhân theo mô hình “Một cửa”, “Một cửa liên điện tử” được chú trọng thực hiện, đảm bảo nguyên tắc “Một đầu mối – một việc thông suốt”. Qua đó, đã giúp cho việc giải quyết TTHC được thực hiện thông suốt, minh bạch, quy trình đơn giản hóa, giảm thời gian, chi phí,... tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi giải quyết các TTHC. Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh, ngành LĐTB&XH tỉnh đang áp dụng 10 phần mềm do Trung ương triển khai để quản lý CSDL chuyên ngành như thông tin liệt sĩ, dữ liệu giảm nghèo, bảo trợ xã hội, thông tin trẻ em, thất nghiệp, cung và cầu lao động...

Với những kết quả đã đạt được, bà Lê Thị Hằng – Chánh Văn phòng Sở LĐTB&XH tỉnh, chia sẻ: “Trong thời gian tới đơn vị sẽ mở rộng triển khai liên thông TTHC 3 cấp đến các đơn vị cấp huyện còn lại trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015”...

Tuy nhiên, bà Hằng cũng cho biết thêm: “Qua khảo sát phần lớn hiện trạng trang thiết bị phục vụ việc tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp huyện và cấp xã được trang bị quá lâu nên đã xuống cấp, một số đơn vị chưa được trang bị. Trong khi đó, các đơn vị trực thuộc Sở LĐTB&XH không có cán bộ chuyên trách CNTT, đồng thời không có vị trí việc làm liên quan đến ứng dụng CNTT, quản trị mạng đều thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm; bên cạnh đó, việc thực hiện CĐS của ngành cũng gặp khó khăn do áp dụng các phần mềm chuyên ngành riêng lẻ nên chưa có CSDL chung... Do đó, Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hóa mong muốn được tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ xây dựng kế hoạch CĐS của ngành LĐTB&XH. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ trang thiết bị như máy vi tính, máy scan cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã và tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị triển khai tập huấn, vận hành quy trình liên thông 3 cấp trên Cổng dịch vụ công tỉnh”.

Nói về những định hướng của ngành trong thời gian tới, bà Hằng chia sẻ: “Để đẩy mạnh thực hiện CĐS, Sở LĐTB&XH đang tiếp tục phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện các giải pháp tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa TTHC để tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; thường xuyên rà soát, đơn giản hóa các TTHC đảm bảo khoa học, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ công thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở khu vực phía Bắc của Tổ quốc”.

CĐS là chương trình mới và rất cần thiết, cần được triển khai kịp thời, nhất là CĐS trong lĩnh vực người có công, lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp... Sở LĐTB&XH cần sớm ban hành và triển khai kế hoạch CĐS của ngành. Bên cạnh đó, ngành LĐTB&XH Thanh Hóa cũng cần được hỗ trợ thêm về đào tạo, tập huấn cho cán bộ, viên chức của ngành nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử, CĐS, hỗ trợ đơn vị đăng ký tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích...

Bài và ảnh: Linh Hương


Bài và ảnh: Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]