(Baothanhhoa.vn) - Bắt nhịp xu hướng số, hướng tới xây dựng nền hành chính điện tử, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) tỉnh Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS), nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành tài nguyên và môi trường

Bắt nhịp xu hướng số, hướng tới xây dựng nền hành chính điện tử, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) tỉnh Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS), nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường...

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành tài nguyên và môi trường

Cán bộ Trung tâm CNTT, Sở TN&MT xử lý công việc trên môi trường số hóa.

Ông Nguyễn Sơn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm CNTT, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cho biết: Ngành TN&MT tỉnh Thanh Hóa đã, đang thực hiện các dự án, chương trình số hóa trong lĩnh vực TN&MT, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết các vấn đề liên quan. Trong đó, nổi bật nhất là xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên nền tảng số; lắp đặt hệ thống quan trắc tự động theo dõi, giám sát, quản lý về môi trường, diễn biến thời tiết, dự báo thiên tai trên nền tảng số... Ngoài ra, việc ứng dụng phần mềm để giải quyết thủ tục hành chính, phần mềm văn bản điện tử cũng được sở triển khai và chỉ đạo quyết liệt. Hiện tại hầu hết các văn bản của các phòng, đơn vị trực thuộc sở đã được trao đổi trên hệ thống quản lý văn bản điều hành kết hợp ký số trên phần mềm, tỷ lệ trao đổi văn bản đạt trên 95% (trừ văn bản mật). Qua đó tiết kiệm được thời gian, tạo sự chuyên nghiệp, nâng cao hiệu suất trong công việc.

Cũng theo ông Hà, để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS, Sở TN&MT đã xây dựng hoàn thiện kế hoạch “Triển khai ứng dụng CNTT và CĐS ngành TN&MT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, sắp tới sẽ trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Theo kế hoạch, mục tiêu cơ bản đến năm 2025, 100% văn bản đi, đến được cập nhật, xử lý trên môi trường mạng (trừ văn bản mật); 100% ý kiến chỉ đạo được theo dõi và xử lý trên môi trường mạng; 100% đơn, thư khiếu nại đủ điều kiện xử lý, giải quyết được cập nhật trên Hệ thống quản lý công tác tiếp dân và xử lý đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ảnh; 100% lịch họp được đăng ký và phát hành thư mời qua mạng; 100% thủ tục hành chính (TTHC) được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 90% mức độ 4; tích hợp các DVCTT với Cổng dịch vụ công quốc gia; 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 100% báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê của sở được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Bộ TN&MT; 80% cơ sở dữ liệu (CSDL) về TN&MT được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng, trong đó cơ bản hoàn thành CSDL đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, vận hành chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh; xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu nhận, tạo lập, quản lý tài nguyên số về TN&MT phục vụ cho phát triển kinh tế số; cung cấp và triển khai dịch vụ dữ liệu, thông tin về TNMT cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng cho phát triển kinh tế số, dịch vụ nội dung số...

Ngành TN&MT đặt ra mục tiêu đến năm 2030 xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm phục vụ phát triển chính phủ số của ngành TN&MT. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện để thu nhận, tạo lập, quản lý toàn diện nguồn tài nguyên số về TNMT, phục vụ quản lý “không gian phát triển” của tỉnh. Trong đó, 100% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến, tích hợp các DVCTT với Cổng dịch vụ công quốc gia; 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 100% thiết bị trong điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc thu nhận dữ liệu sử dụng công nghệ số, trong đó 90% sử dụng công nghệ IoT; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ, giám sát, dự báo, cảnh báo về TNMT hoàn toàn dựa trên cơ sở phân tích, xử lý dữ liệu lớn bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), theo thời gian thực, hỗ trợ ra quyết định chính xác, kịp thời...

Xác định quan điểm CĐS thực hiện trên phương châm “4 không 1 có” bao gồm: “Làm việc không giấy tờ - hội họp không tập trung - dịch vụ công không gặp mặt - thanh toán không dùng tiền mặt” và “Cơ sở dữ liệu hồ sơ được số hóa”, ngành TNMT xây dựng các giải pháp căn cơ để thực hiện như: Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy định đảm bảo điều kiện cho công cuộc CĐS; bảo đảm kết nối, tự động hóa thu nhận dữ liệu quan trắc TNMT trên nền tảng IoT; cung cấp khả năng quản lý, lưu trữ trên nền tảng dữ liệu lớn; cung cấp năng lực phân tích, xử lý, tính toán bằng công nghệ AI; bảo đảm cung cấp và chia sẻ dữ liệu, thông tin về TNMT theo thời gian thực; triển khai hạ tầng phục vụ kết nối mạng lưới thiết bị IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số, bao gồm cả các thiết bị IoT của doanh nghiệp để thiết lập nền tảng số thu nhận dữ liệu, thông tin TNMT toàn tỉnh; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành về TNMT trên cơ sở kiến trúc, tiêu chuẩn, quy chuẩn, dịch vụ chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu là hạ tầng quan trọng, cốt yếu cho CĐS ngành TN&MT; phát triển nền tảng tích hợp, kết nối dữ liệu TNMT với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương nhằm chia sẻ dữ liệu, thông tin cho khai thác, sử dụng; xây dựng, cung cấp các nền tảng dữ liệu số TNMT phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh; xây dựng, phát triển nền tảng dữ liệu mở TNMT, đáp ứng thu nhận dữ liệu từ các hệ thống dữ liệu liên quan đến TNMT trong tỉnh và quốc gia, thiết bị cảm biến, dữ liệu chia sẻ từ người dân, doanh nghiệp, cộng đồng, mạng xã hội hướng tới hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở về TNMT; xây dựng, triển khai các hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin phục vụ phát triển chính phủ điện tử; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số; phát triển nguồn nhân lực, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong ngành TN&MT; phát triển các ứng dụng TNMT trên các thiết bị cầm tay, thiết bị di động để người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ TNMT ở mọi lúc, mọi nơi; khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các siêu ứng dụng di động trong lĩnh vực TNMT, hình thành các nhóm cộng đồng sử dụng các dịch vụ TNMT trên siêu ứng dụng di động...

Ngành TN&MT quyết tâm chuyển từ “quản lý” sang “phục vụ, kiến tạo”, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, số hóa dữ liệu tài nguyên, xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp, làng nghề trên môi trường mạng... góp phần đẩy nhanh quá trình CĐS, phục vụ đắc lực cho việc cải cách TTHC, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, tăng lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư... đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp như hiện nay.

Bài và ảnh: Linh Hương


Bài và ảnh: Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]