(Baothanhhoa.vn) - Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Tại tỉnh Thanh Hóa, ngành nông nghiệp cùng các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư ứng dụng CĐS trong sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra các loại nông sản chất lượng cao.

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại

Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Tại tỉnh Thanh Hóa, ngành nông nghiệp cùng các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư ứng dụng CĐS trong sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra các loại nông sản chất lượng cao.

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đạiSản phẩm dưa vàng Nhung Farm của HTX nông nghiệp xanh công nghệ cao Hồng Nhuệ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn sau khi áp dụng chuyển đổi số.

Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, HTX nông nghiệp xanh công nghệ cao Hồng Nhuệ, xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa) do chị Lê Thị Nhung làm chủ đã bước đầu quan tâm đầu tư CĐS trong nông trại và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch mang nhãn hiệu Nhung Farms. Nhờ quy trình canh tác khép kín, hiện đại ứng dụng công nghệ tiên tiến nên HTX luôn chủ động về nhiệt độ, độ ẩm phòng ngừa sâu bệnh. Xung quanh còn có lưới chắn côn trùng và hệ thống màng lưu động có thể đóng, mở tùy điều kiện thời tiết. Toàn bộ quy trình sản xuất được đấu nối với bộ điều khiển trung tâm, tự động điều chỉnh nước tưới, bón phân, dẫn dinh dưỡng, thông gió, phun sương phù hợp từng loại cây trồng, bảo đảm môi trường lý tưởng cho cây sinh trưởng, phát triển. Nhờ được chăm sóc theo quy trình khắt khe, sản phẩm dưa vàng của HTX đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2020 và được bán trực tiếp tại các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, HTX còn áp dụng việc phân phối, bán hàng, trên các trang mạng xã hội như: facebook, zalo, tiktok... và các sàn thương mại điện tử lớn như: Sendo, nongsanthanhhoa.vn... để tiếp cận khách hàng nhanh nhất mà không cần gặp mặt trực tiếp.

Hiện nay, CĐS đã được thực hiện trên nhiều lĩnh vực sản xuất, chế biến: nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp vẫn chưa rộng khắp, còn nhỏ lẻ, cục bộ...

Chị Lê Thị Nhung, Giám đốc HTX nông nghiệp xanh công nghệ cao Hồng Nhuệ chia sẻ: “Trong khâu tiêu thụ nông sản hiện nay, nếu chỉ qua các kênh bán hàng truyền thống thì rất khó để quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong khi đó, nhờ công nghệ thông tin bùng nổ, người tiêu dùng hiện nay chỉ cần lên mạng là có thể tìm hiểu được đầy đủ các thông tin về sản phẩm mình muốn mua. Vì thế, ngay từ khi thành lập HTX, chúng tôi cũng xác định phải thực hiện CĐS để xây dựng thương hiệu. Hiện HTX đã đăng ký tên miền chính chủ, có fanpage trên mạng xã hội facebook... Nhờ đó, không chỉ khách hàng trong tỉnh mà ở các tỉnh, thành khác đã biết đến các sản phẩm của HTX và đặt hàng. HTX đang tiến hành in mã QR bên ngoài mỗi sản phẩm để người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt được toàn bộ thông tin cũng như về quy trình làm ra sản phẩm”.

Xác định CĐS trong nông nghiệp là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của doanh nghiệp và nông dân, thời gian qua Công ty TNHH MTV Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa (Thọ Xuân) đã tiên phong ứng dụng các sản phẩm công nghệ số trong trồng trọt như: phần mềm cho phép phân tích các dữ liệu về môi trường, đất đai, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây, người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi các thông số này theo thời gian thực. Công ty đã đẩy mạnh việc sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, vận dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, giảm tác động tiêu cực đến môi trường, ứng dụng công nghệ canh tác hữu cơ hay vòng tuần hoàn nước. Đây cũng là những chương trình hành động cụ thể trong lộ trình CĐS mà công ty đang đẩy mạnh, nhằm thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

Quan trọng nhất là cần có sự thay đổi và quyết tâm phối hợp thực hiện của người dân với các cơ quan chuyên môn để quá trình CĐS được đi đúng hướng.

Minh chứng của các đơn vị đã cho thấy hiệu quả của CĐS là không thể phủ nhận. Hiện nay, CĐS đã được thực hiện trên nhiều lĩnh vực sản xuất, chế biến: nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp vẫn chưa rộng khắp, còn nhỏ lẻ, cục bộ... Để thúc đẩy CĐS, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh trong nền kinh tế. Đồng thời ứng dụng CĐS trong xây dựng hệ thống dữ liệu nhằm lưu trữ, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và nhu cầu khai thác của doanh nghiệp; thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để nông dân nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số... Quan trọng nhất là cần có sự thay đổi và quyết tâm phối hợp thực hiện của người dân với các cơ quan chuyên môn để quá trình CĐS được đi đúng hướng.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]