Chuyển đổi số doanh nghiệp ở Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức
Trước sự lan tỏa mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đa phần các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đều nhận thức rõ cơ hội và thách thức mà chuyển đổi số (CĐS) mang lại, từ đó nỗ lực CĐS đúng hướng để có được vị thế vững chắc trên thị trường, đồng thời tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Sử dụng phần mềm quản lý tiến độ làm việc của kỹ thuật viên giúp Công ty CP 19-5 Thanh Hóa nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm tối ưu thời gian cho khách hàng.
Với quan điểm lấy người dân, DN là trung tâm phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân, DN làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa luôn tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để DN, HTX, hộ kinh doanh đẩy mạnh CĐS, nhằm tạo ra động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy giá trị đổi mới sáng tạo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Nhanh nhạy nắm bắt cơ hội mà CĐS mang lại, ngay từ năm 2020, Công ty CP 19-5 Thanh Hóa (TP Thanh Hóa) đã bắt đầu tiếp cận với hoạt động CĐS bằng việc thuê các công ty viết phần mềm phục vụ công tác quản trị, điều hành, kế toán... để tối ưu hóa công tác quản trị nội bộ và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó xây dựng môi trường văn hóa DN, phát huy sức mạnh tổng hợp giúp DN gia tăng doanh số và phát triển bền vững.
Giám đốc công ty Lê Ngọc Minh chia sẻ: Là công ty kinh doanh dịch vụ mua bán, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, kinh doanh vận tải... với mục tiêu đẩy mạnh CĐS trong hoạt động kinh doanh, công ty đã ứng dụng các phần mềm, hệ thống vào hoạt động quản trị nhằm đảm bảo hiệu quả vận hành. Hệ thống giúp kiểm soát toàn chuỗi giá trị từ quản lý kho vật tư, linh kiện đến tiến độ công việc, chăm sóc khách hàng... qua đó tăng tính chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành, giúp minh bạch, tránh lãng phí thời gian chờ đợi, tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng...
Tương tự, nhờ đẩy mạnh CĐS trong hoạt động bán hàng, Siêu thị Long Tơ trực thuộc Công ty TNHH Long Tơ (Nông Cống) đã tối ưu hóa hoạt động quản trị, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và bán hàng. Siêu thị Long Tơ hiện đang cung ứng khoảng 50.000 mặt hàng thuộc các nhóm hàng may mặc, thực phẩm, phi thực phẩm... với doanh thu dưới 50 tỷ đồng/năm. Kế toán tổng hợp kiêm hành chính nhân sự Siêu thị Long Tơ Hàn Thị Nga cho biết: Nhờ sử dụng các phần mềm bán hàng HT shop, phần mềm kế toán MISA, xuất hóa đơn điện tử, sử dụng chữ ký số, thanh toán quét mã QR, lập nhóm zalo khách hàng thân thiết, sử dụng hệ thống camera giám sát... đã giúp cho siêu thị hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh.
Không thể phủ nhận hiệu quả mà CĐS mang lại cho DN, tuy nhiên hiện nay CĐS DN vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần tháo gỡ, như: Trở ngại về hạ tầng công nghệ; lo lắng về tính bảo mật, an toàn thông tin mạng; khó khăn về vốn đầu tư; thách thức từ nguồn nhân lực và sự chuyển đổi toàn diện; vẫn còn có DN CĐS theo phong trào mà chưa thực sự hiểu hết về CĐS dẫn đến việc áp dụng CĐS chưa mang lại hiệu quả...
Thanh Hóa hiện có 27.000 DN, với khoảng 21.000 DN đang hoạt động và có phát sinh doanh thu, trong đó chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Để đồng hành cùng DN, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã sớm ban hành Kế hoạch CĐS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có nhiệm vụ và giải pháp về “Thúc đẩy CĐS cho các DN”, góp phần thúc đẩy kinh tế số trên địa bàn tỉnh.
Năm 2024, chỉ tiêu đặt ra về kinh tế số của tỉnh đó là: Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ DN sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 50%; tỷ lệ DN nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 30%; mỗi hộ kinh doanh cá thể, DN nhỏ và vừa đều được trải nghiệm sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh; duy trì tỷ lệ DN sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%...
Để đạt được mục tiêu đề ra, bên cạnh quyết tâm, nỗ lực của chính quyền các cấp, nhất là cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ các DN đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh lên môi trường số, ban hành các chính sách hỗ trợ DN, tháo gỡ “rào cản”, đối thoại với DN để giải quyết các khó khăn, vướng mắc... cần có sự chung tay của cộng đồng DN, chủ động nắm bắt cơ hội CĐS để không tụt hậu, lệ thuộc nhằm hướng đến nền sản xuất thông minh và từng bước tiến tới nền kinh tế số.
Bài và ảnh: Linh Hương
{name} - {time}
-
2024-11-23 07:11:00
Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia
-
2024-11-21 08:54:00
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách thuận lợi cho người bệnh BHYT
-
2024-03-17 14:14:00
Chuyển đổi số trong hoạt động đăng kiểm
Huyện Triệu Sơn và VNPT Thanh Hóa ký kết thoả thuận hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2024-2025
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Thiệu Hóa
Nga Sơn chuyển đổi số để phát triển toàn diện
BHXH tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ
Hiệu quả từ chương trình viễn thông công ích
Đẩy mạnh cài đặt chữ ký số cá nhân
“Số hóa” trong hoạt động hiến máu tình nguyện
Actisoft cung cấp giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Chuyển đổi số: Động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập