(Baothanhhoa.vn) - Không chỉ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan đẹp, trù phú mà Bá Thước còn có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc. Toàn huyện có hơn 103.000 người, gồm 3 dân tộc chủ yếu là Mường, Thái, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 59%; dân tộc Thái chiếm hơn 53%.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN: Bá Thước phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng các sản phẩm đặc sản địa phương

Không chỉ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan đẹp, trù phú mà Bá Thước còn có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc. Toàn huyện có hơn 103.000 người, gồm 3 dân tộc chủ yếu là Mường, Thái, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 59%; dân tộc Thái chiếm hơn 53%.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN: Bá Thước phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng các sản phẩm đặc sản địa phươngBá Thước là địa phương có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trong đó nổi bật là Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Ảnh: Hoàng Đông

Khai thác tiềm năng

Bá Thước là huyện miền núi cao, cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 120km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh của tỉnh Thanh Hóa. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 217, Quốc lộ 15A, Tỉnh lộ 521C, 523B chạy qua - các trục giao thông quan trọng kết nối huyện Bá Thước với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và các tỉnh lân cận, là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác và phát triển KT-XH. Bá Thước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó có thể kể đến các địa điểm như Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; các thôn Son - Bá - Mười của xã Lũng Cao; Thác Hiêu, xã Cổ Lũng; Thác Muốn (hay còn gọi là thác Mơ) xã Điền Quang; Hang cá thần xã Văn Nho; hồ Duồng Cốc xã Điền Hạ; thác Dần Long xã Lương Ngoại,...

Không chỉ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan đẹp, trù phú mà Bá Thước còn có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc. Toàn huyện có hơn 103.000 người, gồm 3 dân tộc chủ yếu là Mường, Thái, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 59%; dân tộc Thái chiếm hơn 53%. Phong tục, tập quán văn hóa phong phú, đa dạng tạo nên bức tranh đa sắc về đời sống văn hóa, xã hội. Từ các di tích lịch sử, văn hóa kiến trúc, đến trang phục, ẩm thực, tập tục sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội... đều toát lên những nét bản sắc văn hóa độc đáo riêng như: Di tích khảo cổ học Mái Đá Điều; Lễ hội Mường Khô; Lễ hội đua thuyền; Truyện thơ Khăm Panh; sử thi Đẻ đất, đẻ nước; sự tích Cây chu đá, lá chu đồng; bông thau quả thiếc; nhà sàn truyền thống của người Thái, người Mường; các sản phẩm thủ công truyền thống. Ngoài những nguồn tài nguyên nêu trên, Bá Thước còn là nơi có nguồn sản vật phong phú, đa dạng, hoàn toàn có thể làm hài lòng du khách phương xa qua những món ăn dân dã mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và hương vị của núi rừng như: gà đồi, ốc đá, măng chua, măng đắng, canh đắng, cơm lam, nộm hoa chuối rừng, vịt Cổ Lũng, lợn cỏ quay, cá dốc, rượu ngô, rượu cần...

Với vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, không gian văn hóa Thái, Mường đặc trưng, đậm đà bản sắc, cùng với lịch sử hình thành và phát triển, là điều kiện rất thuận lợi để Bá Thước phát triển các loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn, trong đó có du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, huyện Bá Thước đã chú trọng xây dựng quy hoạch 1/2000 Khu du lịch Son - Bá - Mười, Khu du lịch thác Hiêu, Khu du lịch thác Muốn; quy hoạch 1/500 điểm dân cư nông thôn gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Đôn (xã Thành Lâm) và bản Kho Mường (xã Thành Sơn). Đặc biệt, năm 2019, bản Đôn (xã Thành Lâm); bản Kho Mường, bản Báng (xã Thành Sơn); thác Hiêu (xã Cổ Lũng) đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là khu, điểm du lịch sinh thái cộng đồng. Hiện tại trên địa bàn huyện đã manh nha hình thành một số mô hình trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn: trải nghiệm chăn nuôi vịt Cổ Lũng; trải nghiệm trồng, chăm sóc quýt hoi; trải nghiệm dệt thổ cẩm tại làng nghề Lặn Ngoài...

Trong những năm qua, huyện Bá Thước đã và đang triển khai các dự án, chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia... nhằm thúc đẩy KT-XH, nhất là khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ngày một đổi thay. Thông qua các dự án, tiểu dự án từ các chương trình mục tiêu quốc gia như XDNTM, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... đã góp phần xây dựng các mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, nhiều sản phẩm đặc sản địa phương ra đời xuất phát từ tiềm năng, thế mạnh và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự chủ động của mỗi người dân.

Hình thành các sản phẩm đặc trưng

Trên địa bàn huyện Bá Thước đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung chuyên canh (sắn, gai, mía nguyên liệu); khu nhà màng, nhà lưới trồng rau, quả an toàn, cho thu nhập từ 60 - 100 triệu đồng/1.000m2; các trang trại cây ăn quả tập trung (cam, bưởi...) tại các xã: Lương Nội, Điền Lư, Điền Quang, Ái Thượng cho hiệu quả kinh tế cao (180 - 220 triệu đồng/ha); phát triển các loại gia cầm bản địa, đặc sản như: vịt Cổ Lũng, gà ri, gà đồi. Các sản phẩm như mật ong rừng Pù Luông, vịt Cổ Lũng, trà quýt hoi, lạp sườn... được công nhận sản phẩm OCOP là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây. Đến hết năm 2023, huyện có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, trong đó có 5 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận (Mật ong rừng Pù Luông - Công ty CP Hoàng Thân Thanh Hóa; Lạp sườn họ Hoàng, Thịt khâu nhục họ Hoàng (Hộ kinh doanh bà Hoàng Thị Thanh, thị trấn Cành Nàng); Trà Quýt hoi (Công ty TNHH Pù Luông Cusine); Vịt Cổ Lũng Tuấn Anh - Công ty TNHH chăn nuôi vịt Cổ Lũng; 5 sản phẩm được UBND huyện công nhận (Đũa tre Rầm Tám - HTX dịch vụ nông nghiệp Điền Trung; Mật ong ông Nhân (hộ kinh doanh Trương Ngọc Nhân); Gạo nếp Cú Mắc Cải - HTX Nông nghiệp - Du lịch Ban Công; Khăn thổ cẩm Mường Khòong - Tổ hợp tác dệt thổ cẩm Lặn Ngoài; Bánh nhãn Dung Trị - HTX bánh nhãn Thiết Ống.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN: Bá Thước phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng các sản phẩm đặc sản địa phươngBá Thước quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa và xây dựng sản phẩm đặc sản địa phương như vịt Cổ Lũng, trà quýt hoi... Ảnh: NH

Bên cạnh đó, Bá Thước còn có nhiều sản phẩm tiềm năng gắn với bản sắc văn hóa của địa phương tập trung xây dựng sản phẩm OCOP như: sản phẩm rượu siêu men lá, trà Sói rừng, trà mướp đắng, trà hoa đu đủ, măng; các điểm du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm như: bản Hiêu xã Cổ Lũng, bản Kho Mường xã Thành Sơn, bản Đôn xã Thành Lâm, làng nghề dệt thổ cẩm Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm... Đến nay, huyện Bá Thước có 2 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề truyền thống: Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm và làng nghề sản xuất rượu cần truyền thống thôn Tân Thành, xã Thành Lâm.

Giai đoạn 2021-2025, phát triển nông nghiệp gắn với XDNTM và phát triển du lịch là các chương trình trọng tâm được Đại hội Đảng bộ huyện Bá Thước khóa XXIII xác định. Tổng giá trị sản xuất năm 2023 huyện Bá Thước ước đạt 3.641 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2023 ước đạt 3,85%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 30,94 triệu đồng, tăng 6,98 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ. Sản xuất nông, lâm, thủy sản được đẩy mạnh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm; năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều tăng. Toàn huyện đã tích tụ tập trung đất đai được 804,9ha để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Công tác bảo tồn giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa trên địa bàn được quan tâm; công tác trùng tu, tôn tạo được đầu tư thực hiện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được lãnh đạo thực hiện thường xuyên, qua đó đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm hằng năm 5,59%.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, nhất là các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa trên địa bàn, huyện Bá Thước tập trung vào một số giải pháp như triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; rà soát để đưa vào quy hoạch các vùng, điểm có tiềm năng lợi thế du lịch nông nghiệp để có định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn du lịch gắn với chương trình NTM; hoàn thiện các mô hình trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn hiện có; triển khai xây dựng một số mô hình như: trải nghiệm không gian văn hóa rượu cần; không gian văn hóa dệt thổ cẩm; trải nghiệm sản xuất các sản phẩm OCOP (trà quýt hoi, trà sói rừng, mật ong rừng, đũa tre...); trải nghiệm canh tác lúa trên ruộng bậc thang...

Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]