Chuẩn bị cho Lễ hội Mường Khô và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Khô
Để chuẩn bị cho Lễ hội Mường Khô và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Khô, chiều 18/2, UBND huyện Bá Thước đã tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội, như: Tổng duyệt chương trình, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại tại không gian lễ hội.
Tiết mục văn nghệ trong chương trình tổng duyệt.
Đền thờ Quận công Hà Công Thái được xây dựng vào thế kỷ 19, do gia tộc Hà Công, một gia tộc cai quản sứ Mường Khô quản lý, dùng để thờ các vị thần linh. Trong thời vua Gia Long, Minh Mạng, trong gia tộc họ Hà Công có ông Hà Công Thái có công đánh giặc ở trấn Hưng Hoá và dẹp giặc cỏ ở vùng biên giới Việt - Lào, đặc biệt là giúp nhà Nguyễn thống nhất giang sơn, nên ông Hà Công Thái được triều đình nhà Nguyễn phong tước Quận công, có quyền cai quản từ dốc Eo Lê, chợ Mầu, chợ bãi, Mường Ne cho đến tận ngọn nguồn sông Mã. Sau khi ông mất, mộ của ông được an táng tại Đồng Tràng, gần đền thờ; đồng thời trong đền thờ Gia tộc họ Hà Công đã xây thêm một ngôi nhà nữa tại khuôn viên Chùa Mèo để thờ Quận công Hà Công Thái và sau này thờ sỹ phu Hà Văn Mao và Hà Triều Nguyệt. Từ đó Chùa Mèo trở thành nơi đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cho đất Mường Khô nói riêng, huyện miền núi Bá Thước nói chung.
Các tiết mục văn nghệ tổng duyệt tại lễ hội.
Hằng năm, vào dịp tổ chức tế lễ tại Chùa Mèo (ngày mùng 10 tháng Giêng), Nhân dân trong vùng vì ngưỡng vọng những người có công với nước nên thường đến vãn cảnh và thắp nén hương tưởng nhớ và cầu may, cầu mát, cầu cho mưa thuận gió hòa, điều lành, điều tốt đến với mọi nhà. Ngoài ra, còn được tham gia các trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc như ném còn, kéo co, đẩy gậy, chọi gà, bắn nỏ, đánh mẳng, đánh trống giàm... Và, ngày mùng 10 tháng Giêng đã trở thành ngày tổ chức Lễ hội Mường Khô.
Chùa Mèo đã bị phá hủy hoàn toàn vào giai đoạn 1960 - 1964 do máy bay Mỹ bắn phá Miền Bắc. Sau đó các nghi thức tế lễ và các trò chơi, trò diễn dân gian cũng dần bị mai một. Việc cúng tế chỉ còn duy trì trong gia tộc Hà Công. Đến tháng 11/2009, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Huyện ủy Bá Thước đã giao cho UBND huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp cùng với UBND xã Điền Trung tiến hành khôi phục, xây dựng lại Đền thờ Quận Công Hà Công Thái để đáp ứng được lòng mong mỏi của Nhân dân các dân tộc huyện nhà. Ngày 09/12/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4075/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử đền thờ Quận Công Hà Công Thái là di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
Lễ hội Mường Khô năm 2024 có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của Nhân dân xã Điền Trung nói riêng và người dân huyện Bá Thước nói chung. Bởi, Lễ hội Mường Khô được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3415/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023. Đây là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc và cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn các thế hệ ông cha và mỗi người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.
Lễ hội được tổ chức theo quy mô cấp huyện, trong thời gian từ ngày 18/02 – 19/02/2024 (tức ngày 09, 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Các hoạt động Lễ hội gồm 2 phần phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm: Tổ chức rước Vong hồn và dâng hương tại đền thờ Quận công Hà Công Thái theo nghi thức truyền thống. Công bố quyết định, trao và đón Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trình diễn Séc bùa chúc mừng lễ hội với màn hòa tấu của 460 cồng, chiêng.
Phần hội gồm chương trình nghệ thuật sân khấu hóa trong chương trình đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Khô và các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại tại không gian lễ hội gồm: Giải Bóng chuyền nam cấp huyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc gồm các nội dung thi đấu các môn: Bóng chuyền nam, tung còn, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ; Hội thi trình diễn sắc phục dân tộc và đan xen các tiết mục văn nghệ chọn lọc.
Theo ghi nhận của phóng viên ngày 18/2, các hoạt động trong phần hội diễn ra sôi nổi nhằm tạo không khí vui tươi, lành mạnh trong không gian văn hóa của Lễ hội, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống Lễ hội Mường Khô.
Một số hình ảnh trong phần hội
Người dân cũng như du khách đến với lễ hội không chỉ tưởng nhớ, tôn vinh và tự hào về công lao của nhân vật lịch sử Quận công Hà Công Thái cùng với Nhân dân đã có công khai phá vùng đất Mường Khô mà còn được hòa mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và không khí vừa trang nghiêm vừa vui tươi của Lễ hội.
Các đội thi bóng chuyền.
Thi đẩy gậy.
Người dân vui tươi, cười nói khi tham gia các trò chơi dân gian.
Song song với công tác tổ chức phần hội, các phòng, ban, đơn vị của huyện Bá Thước và xã Điền Trung đang tập trung bố trí nhân lực, vật lực chuẩn bị cho phần Lễ diễn ra vào sáng 10 tháng Giêng.
Ngân Hà – Tiến Đông
{name} - {time}
-
2025-01-13 20:04:00
“Nước đổ lá khoai” - “Không thấm” chứ không phải “Trôi nhanh”
-
2025-01-13 15:11:00
Ra mắt bộ phim phản ánh tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và Việt Nam
-
2024-02-18 16:14:00
Để “Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ” trường tồn mãi với thời gian
Du xuân với “Chợ xuân Linh Kỳ Mộc”
[Podcast] Truyện ngắn: Đêm xuân ấm áp
Đền Ối trên đất làng Đậu Yên
Đừng để lòng tham núp bóng lòng thành
Dâng hương tại đền thờ Trung túc vương Lê Lai
Lễ Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên Phủ và Lễ hội Hoa Ban năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc
Đầu xuân về miền tâm linh
Trăm năm ngày sinh nhà thơ Minh Hiệu: Nghĩ về nhân cách nhà văn
Nhiều khu du lịch bùng nổ du khách đầu xuân Giáp Thìn