(Baothanhhoa.vn) - Đến tháng 12-2022, Công ty TNHH MTV sông Chu - Chi nhánh Thủy lợi Thạch Thành quản lý, khai thác 12 hồ chứa, 1 đập dâng và 23 trạm bơm tưới trên địa bàn huyện Thạch Thành. Do được xây dựng cơ bản đồng bộ từ hệ thống đầu mối đến kênh mương và được tu sửa thường xuyên, đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất khá tốt, bảo đảm tưới cho gần 5.800 ha cây trồng vụ đông xuân, trong đó có 3.000 ha lúa.

Chủ động phục vụ nước tưới và đối phó với nguy cơ xảy ra khô hạn cây trồng vụ đông xuân

Đến tháng 12-2022, Công ty TNHH MTV sông Chu - Chi nhánh Thủy lợi Thạch Thành quản lý, khai thác 12 hồ chứa, 1 đập dâng và 23 trạm bơm tưới trên địa bàn huyện Thạch Thành. Do được xây dựng cơ bản đồng bộ từ hệ thống đầu mối đến kênh mương và được tu sửa thường xuyên, đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất khá tốt, bảo đảm tưới cho gần 5.800 ha cây trồng vụ đông xuân, trong đó có 3.000 ha lúa.

Chủ động phục vụ nước tưới và đối phó với nguy cơ xảy ra khô hạn cây trồng vụ đông xuânCông nhân Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Thủy lợi Thạch Thành kiểm tra máy bơm tại trạm bơm Long Đồng (xã Thạch Long) phục vụ sản xuất. Ảnh: Thùy Dương

Để chủ động phục vụ đủ nước tưới cho cây trồng trên địa bàn, Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Thạch Thành đã tham mưu và đề xuất UBND huyện Thạch Thành chỉ đạo các xã củng cố các tổ, đội thủy nông tại cơ sở nhằm chủ động làm tốt hơn nhiệm vụ phục vụ nước tưới. Chi nhánh đã huy động toàn bộ nhân lực của đơn vị, vật tư dự trữ hoàn thành sửa chữa kênh mương bị hư hỏng; kiểm tra, duy tu sửa chữa máy móc, thiết bị các trạm bơm. Một số công trình như cống điều tiết trên kênh tiêu xã Thành Tiến hệ thống hồ Tây Trác, kênh Bắc trạm bơm Lộc Phượng, kênh chính hồ Tây Trác... mới được đơn vị hoàn thành sửa chữa, đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các tháng vừa qua, cán bộ, công nhân Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Thủy lợi Thạch Thành đã nạo vét kênh mương do đơn vị quản lý với tổng khối lượng đã đào đắp hơn 1.000m3 đất, bùn. Đồng thời, có kế hoạch để chủ động nạo vét các bể hút bị bồi lắng, đào sâu và mở rộng cửa vào các bể hút trạm bơm nhằm tăng lượng nước trong bể; đắp chặn các đầu mối kênh tiêu để tận dụng nguồn nước hồi quy; nối dài ống hút một số trạm bơm nhằm chủ động bơm đủ nước phục vụ tưới và chống hạn vụ đông xuân 2023.

Tuy nhiên, nguồn nước tưới cho sản xuất vụ đông xuân năm 2023 gặp nhiều khó khăn do nhiều hồ, đập các xã trên địa bàn huyện quản lý hư hỏng nặng. Trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành cho biết, hiện tại UBND các xã thuộc huyện Thạch Thành quản lý 52 hồ, đập thủy lợi, hàng năm đảm nhận tưới cho gần 1.155 ha/vụ. Các hồ, đập do địa phương quản lý, hầu hết được xây dựng từ năm 1980 trở về trước, phần đầu mối được xây dựng, hệ thống kênh mương gần như chưa có. Các năm vừa qua, bằng nhiều nguồn vốn, một số hồ, đập trên địa bàn như hồ Ngọc Hón (xã Thành Tân), hồ Châu Sơn (xã Thạch Bình), hồ Bai Sao (xã Thạch Tượng), hồ Đồng Kết (thị trấn Vân Du), hồ Hón Nâu (xã Thành Vinh)... đã được nâng cấp, cải tạo, phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất và dân sinh. Đến tháng 12-2022, trên địa bàn huyện có hàng chục hồ chứa bị hư hỏng, trong đó 19 hồ chứa đã xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng phổ biến như đập đất thấp, mặt cắt nhỏ, mái thượng lưu, hạ lưu bị sạt lở; tràn, cống hư hỏng, lòng hồ bồi lắng không an toàn, chỉ tích được một phần nước theo thiết kế, không phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Chủ động nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2023, huyện Thạch Thành xác định phát huy nội lực, phát động Nhân dân góp công sức thường xuyên làm thủy lợi nội đồng và mặt ruộng. Huyện và các xã đầu tư vốn sửa chữa, khắc phục tạm thời các hồ, đập bị xuống cấp, hư hỏng nhỏ. Các xã có hồ, đập đã chủ động tu sửa, nạo vét kênh mương và xây dựng phương án chống hạn, điều tiết nước tưới hợp lý,... cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Trước mắt, huyện đã rà soát, chủ động chuyển đổi một số diện tích lúa không có nguồn nước hoặc có nguồn nước nhưng không chắc chắn sang trồng các loại cây chịu hạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra. Các xã quản lý hồ, đập đã xây dựng phương án, chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện... ứng phó cụ thể với các sự cố hồ, đập xảy ra. Đồng thời, phát huy hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]