(Baothanhhoa.vn) - Từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, vai trò của ngành dân số và sự đồng thuận của bà con Nhân dân, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang đạt được những kết quả đáng mừng. Trong đó, ngành dân số đã và đang thực hiện nhiều chương trình, đề án góp phần nâng cao chất lượng dân số, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.

“Chìa khóa” góp phần nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, vai trò của ngành dân số và sự đồng thuận của bà con Nhân dân, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang đạt được những kết quả đáng mừng. Trong đó, ngành dân số đã và đang thực hiện nhiều chương trình, đề án góp phần nâng cao chất lượng dân số, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.

“Chìa khóa” góp phần nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Quan Hóa tổ chức Hội nghị tuyên truyền tư vấn, cung cấp thông tin về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ trước hôn nhân.

Triển khai hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng”

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng, dân số đông với trên 3,7 triệu người (đứng thứ 3 toàn quốc). Toàn tỉnh có 27 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 11 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu của 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 18% dân số toàn tỉnh và hơn 70% dân số miền núi. Những năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và sự nỗ lực của ngành dân số, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng; nhiều chương trình, dự án, đề án thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số được triển khai tại các địa phương. Trong đó có Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” được triển khai tại 47 xã thuộc 11 huyện miền núi được đánh giá là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác DS-KHHGĐ và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Là cơ quan thường trực trong thực hiện công tác DS-KHHGĐ, thời gian qua Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, địa phương triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng”. Để việc thực hiện đề án đem lại hiệu quả, hàng năm Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm Y tế của 11 huyện thực hiện đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tập quán sử dụng các dịch vụ DS-KHHGĐ. Năm 2022, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tiếp tục triển khai, hướng dẫn Trung tâm Y tế các địa phương thực hiện đề án, trong đó tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, sử dụng các dịch vụ DS-KHHGĐ. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế cấp huyện tổ chức hội nghị tuyên truyền cung cấp thông tin các kiến thức nhằm giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; các biện pháp phòng tránh thai an toàn, phòng, chữa bệnh phụ khoa, phòng chống điều trị vô sinh, làm mẹ an toàn, trách nhiệm làm cha mẹ, nuôi con khỏe, dạy con ngoan… cho đối tượng là lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, ban chỉ đạo công tác dân số và phát triển cấp huyện, xã, cán bộ trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã, cộng tác viên dân số, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.

“Chìa khóa” góp phần nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Thanh Sơn là một trong 5 xã của huyện Như Xuân triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng”. Hình ảnh cán bộ Trạm Y tế xã Thanh Sơn khám bệnh ban đầu cho trẻ em.

Theo lời giới thiệu của cán bộ phòng Truyền thông, Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Y tế huyện Như Xuân, chúng tôi về xã Thanh Sơn - một trong 5 xã của huyện Như Xuân đang triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng”. Từ trung tâm huyện Như Xuân về xã Thanh Sơn hơn 20 cây số, đón chúng tôi ở công sở UBND xã là đồng chí Lương Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND xã, cũng là Trưởng Ban chỉ đạo Dân số và phát triển xã. Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn Lương Văn Nhất trao đổi khái quát về tình hình đời sống của người dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội và công tác DS-KHHGĐ của địa phương. Thanh Sơn có 677 hộ, 2.941 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, Kinh, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm 98% dân số toàn xã. Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng”, xã Thanh Sơn đã xây dựng kế hoạch và triển khai với những hoạt động như nói chuyện chuyên đề cung cấp các kiến thức về sức khỏe sinh sản trước hôn nhân, các biện pháp tránh thai an toàn, phòng chữa bệnh phụ khoa, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, các nguy cơ sinh con bị dị tật, khuyết tật, nguy cơ vô sinh khi kết hôn sớm và cận huyết thống… cho đối tượng là vị thành niên, thanh niên và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. Hiện nay xã Thanh Sơn đã thành lập câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3. Câu lạc bộ lồng ghép hoạt động về văn hóa, văn nghệ với các nội dung về giới, bình đẳng giới, thực trạng hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh trong các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, các thành viên câu lạc bộ hỗ trợ nhau có nhiều kinh nghiệm để sản xuất, nuôi dạy con cái. Thời gian qua, Ban chỉ đạo Dân số và phát triển xã Thanh Sơn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động theo kế hoạch xây dựng, trong đó có vai trò quan trọng của hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân trong công tác tuyên truyền. Tính đến tháng 9-2022, xã Thanh Sơn có 690 nữ độ tuổi 15-49 tuổi; 390 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hiện đang sử dụng biện pháp tránh thai; 78 cặp vợ chồng có 3 con trở lên; tình trạng tảo hôn giảm nhiều (từ năm 2015 đến tháng 9-2022 chỉ có 4 trường hợp tảo hôn).

“Chìa khóa” góp phần nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Cán bộ UBND xã Thanh Sơn và nhân viên Trạm Y tế xã Thanh Sơn (Như Xuân) trao đổi về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn xã.

Cùng với xã Thanh Sơn, tại các xã Thanh Xuân, Thanh Lâm, Cát Tân, Thanh Hòa (Như Xuân) đang triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” trong năm 2022. Trung tâm Y tế huyện Như Xuân phối hợp với các xã thực hiện đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân trên địa bàn về các chính sách dân tộc trong tình hình mới, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số như mất cân bằng giới tính khi sinh, sàng lọc trước sinh, sơ sinh, giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Các hình thức tuyên truyền được chú trọng như nói chuyện chuyên đề tại các xã, truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và thành lập các câu lạc bộ sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Trong thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Như Xuân đã triển khai sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên lần 1 được 5 cuộc với 250 người tham dự; tổ chức nói chuyện chuyên đề cho đối tượng là vị thành niên, thanh niên và độ tuổi sinh đẻ được 10 cuộc/5 xã với 500 lượt người tham dự.

Góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành dân số

Năm 2022, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, xã triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” đã tổ chức 33 hội nghị nói chuyện chuyên đề cung cấp thông tin về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình cho 1.650 lượt người tham dự. Tổ chức nói chuyện chuyên đề tại xã cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản trước hôn nhân, phòng tránh thai, làm mẹ an toàn, các nguy cơ sinh con dị tật… cho thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được 68 cuộc với gần 350 người tham dự. Đồng thời sản xuất, cấp phát tài liệu truyền thông về công tác DS-KHHGĐ. Tại 47 xã thực hiện đề án đã thành lập 47 câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tổ chức sinh hoạt 70 lần với 3.500 thành viên tham gia. Câu lạc bộ thành lập là nơi giao lưu, cung cấp kiến về sức khỏe sinh sản trước hôn nhân, các biện pháp phòng tránh thai an toàn, phòng, chữa bệnh phụ khoa, phòng chống điều trị vô sinh, làm mẹ an toàn… cho đối tượng là thanh thiếu niên, vị thành niên.

“Chìa khóa” góp phần nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” được triển khai ở 11 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

“Chìa khóa” góp phần nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Năm 2022, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, xã triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” đã tổ chức 33 hội nghị nói chuyện chuyên đề cung cấp thông tin về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hoá gia đình cho 1.650 lượt người tham dự.

Từ việc triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” ở 11 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được xem là “chìa khóa” góp phần can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ DS-KHHGĐ tại vùng các dân tộc ít người, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành dân số trong năm 2022, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tính đến 9 tháng năm 2022, Thanh Hóa có 3.754.520 người; số trẻ sinh ra sống là 43.574 cháu; tỷ số giới tính khi sinh 114 bé trai/100 bé gái; tổng số người mới sử dụng các biện pháp tránh thai là 78.870 người; hoạt động truyền thông giáo dục được triển khai đồng bộ; kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, chất lượng dịch vụ dân số. Nhằm tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành dân số, trong thời gian tiếp theo, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra. Trong đó, tập trung công tác tuyền thông ở các xã khó khăn, vùng có mức sinh và tỷ số giới tính khi sinh cao; đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền lồng ghép công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn toàn tỉnh; triển khai có hiệu quả các đề án, dự án của ngành; tập trung chỉ đạo, triển khai dịch vụ KHHGĐ; thu thập cập nhật thông tin và lập báo cáo thống kê chuyên ngành, in đổi sổ A0 giai đoạn 2021-2025.

Thảo Nguyên


Thảo Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]