(Baothanhhoa.vn) - Thông tư số 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính chính thức có hiệu lực từ ngày 19-3-2023 với những nội dung chi tiết, cụ thể hướng dẫn quản lý, thu - chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, là căn cứ pháp lý quan trọng tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong lĩnh vực này.

Câu chuyện công đức và quản lý tiền công đức

Thông tư số 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính chính thức có hiệu lực từ ngày 19-3-2023 với những nội dung chi tiết, cụ thể hướng dẫn quản lý, thu - chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, là căn cứ pháp lý quan trọng tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong lĩnh vực này.

Câu chuyện công đức và quản lý tiền công đứcKhách đến công đức tại Đền Cô Bơ (xã Hà Sơn, Hà Trung) đều được lưu lại họ tên, địa chỉ trong sổ ghi chép theo hướng dẫn của Thông tư số 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Xứ Thanh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ngàn năm. Theo thống kê, tỉnh Thanh Hóa hiện có 1.535 di tích, danh thắng, gần 300 lễ hội. Con số này đặt ra thử thách lớn cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Trong đó, vấn đề tiền công đức, tiền giọt dầu tài trợ cho các di tích, hoạt động lễ hội vẫn thường dấy lên những băn khoăn, lo ngại về tính công khai, minh bạch thu, chi và sử dụng hợp lý, đúng mục đích khoản tiền này. Trong khi đó, đối với việc quản lý các hoạt động thu - chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội chưa có sự đồng bộ, thống nhất, căn cứ pháp lý rõ ràng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi Thông tư số 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính được ban hành, công tác quản lý, thu - chi trong lĩnh vực này chỉ mới dừng lại ở các văn bản hướng dẫn của các cấp, quy chế hoạt động của các ban quản lý, tiểu ban quản lý di tích, lễ hội tại các địa bàn có di tích, lễ hội. Bởi vậy, Thông tư số 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 19-3-2023 với những nội dung chi tiết, cụ thể hướng dẫn quản lý, thu - chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, là căn cứ pháp lý quan trọng để tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong lĩnh vực này.

Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm gần đây, huyện Thường Xuân đã quan tâm đầu tư và thu hút đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. Dịp đầu xuân năm mới Qúy Mão 2023, nhiều di tích, điểm du lịch trên địa bàn huyện Thường Xuân hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách như: Bản Mạ, Khu di tích lịch sử - văn hóa Cửa Đặt, đền thờ Cô Ba – Thác Mạ,... Chỉ tính riêng tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Cửa Đặt và đền Cô Ba – Thác Mạ, tính đến gần cuối tháng Giêng vừa qua có trên 52.000 lượt du khách về du xuân, trẩy hội, dâng hương.

Tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Cửa Đặt và đền Cô Ba - Thác Mạ, công tác quản lý thu - chi tiền công đức, tiền giọt dầu được thực hiện chặt chẽ, công khai dưới sự quản lý, giám sát của các cấp, các ngành có liên quan. Vào cuối mỗi buổi chiều hàng ngày, tiền công đức sẽ được kiểm kê, chốt biên bản bàn giao cho thủ quỹ tại ban quản lý để chuyển vào tài khoản ngân hàng. Đối với nguồn tiền giọt dầu, cán bộ ban quản lý thường xuyên quan sát, nhắc nhở du khách đặt đúng vị trí, được thu gom vào cuối các buổi chiều và tiến hành thực hiện kiểm kê, niêm phong và nhập kho. Việc sử dụng nguồn thu được thực hiện đảm bảo theo quy định hiện hành của Nhà nước và theo quy định tại Quyết định 87/QĐ-UBND ngày 22-1-2013 của UBND huyện Thường Xuân về việc ban hành quy chế sử dụng nguồn thu công đức, đèn nhang, nguồn tài trợ đóng góp và phí trông giữ phương tiện tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Cửa Đặt. Đến ngày 12-2-2023 (22-1-2023 âm lịch), tổng nguồn thu tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Cửa Đặt và đền Cô Ba - Thác Mạ là 1 tỷ 798 triệu đồng.

Huyện Hà Trung hiện có 72 di tích, trong đó có 9 di tích cấp quốc gia, 63 di tích cấp tỉnh; trong đó chủ yếu là các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật. Một số di tích tín ngưỡng – tâm linh đã và đang thu hút khách thập phương cũng như nguồn tiền công đức, giọt dầu là: cụm danh lam thắng cảnh Hàn Sơn (xã Hà Sơn), đền Rồng, đền Nước (xã Hà Long), đền thờ Trần Hưng Đạo (xã Yên Dương), đền Chầu Đệ Tứ (xã Hà Ngọc), phủ Mỗ (xã Hà Thái)...

Từ trước khi Thông tư số 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính được ban hành, huyện Hà Trung đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý thu - chi tiền công đức, tài trợ tại các điểm di tích. Tại các điểm di tích do huyện Hà Trung quản lý, huyện thành lập ban quản lý các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, thành lập các tiểu ban quản lý trên địa bàn có di tích, từ đó đề ra quy chế hoạt động, trong đó có nội dung quản lý thu - chi tiền công đức, tiền giọt dầu, tài trợ. Định kỳ hàng tháng sẽ tiến hành kiểm kê tổng số tiền thu được. Vào các tháng cao điểm mùa lễ hội, dịp đầu xuân năm mới, thời gian thực hiện kiểm kê được rút ngắn hơn. Mỗi lần kiểm kê sẽ có đại diện của ban quản lý, tiểu ban quản lý, chính quyền xã, thôn cùng tham gia và ký vào biên bản. Toàn bộ số tiền sau khi kiểm kê sẽ được chuyển vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Hàng tháng, các ban, tiểu ban quản lý sẽ xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí cho các hoạt động. Đây được xem là căn cứ để thực hiện nhiệm vụ chi. Sau khi Thông tư số 04/2023/TT-BTC được ban hành, căn cứ vào hướng dẫn của các cấp, các ngành, huyện Hà Trung đã có văn bản triển khai xuống 20 xã, thị trấn có di tích, lấy ý kiến về việc tổ chức triển khai thực hiện thông tư.

Theo quan sát của chúng tôi tại đền Cô Bơ (xã Hà Sơn), nơi được xem như trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu của huyện Hà Trung nói riêng, xứ Thanh nói chung. Dẫu không phải vào thời điểm “chính hội” (hội Gai diễn ra vào tháng 6 âm lịch), đền Cô Bơ vẫn luôn là điểm di tích, tín ngưỡng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Chung, thủ từ đền Cô Bơ cho biết: Thời gian qua, đối với tiền công đức, tiền giọt dầu tại đền, Ban Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh đền Hàn Sơn - Cô Bơ sẽ thực hiện kiểm đếm 2 lần/tháng, riêng vào mùa “chính hội”, ban quản lý thực hiện kiểm đếm 2 ngày/lần. Toàn bộ số tiền sau kiểm đếm sẽ được ghi vào biên bản, có xác nhận của các thành phần tham gia trước khi chuyển vào tài khoản. Người đến công đức sẽ được lưu lại họ tên, địa chỉ tại sổ công đức của đền. Đối với tiền đặt không đúng nơi quy định cũng được đền thu gom cho vào hòm các hòm tiền giọt dầu để kiểm đếm chung. Ông Nguyễn Văn Chung, thủ từ đền Cô Bơ chia sẻ: “Thông tư số 04/2023/TT-BTC ra đời với những nội dung rất thiết thực, chặt chẽ, rõ ràng đối với vấn đề quản lý thu - chi tiền công đức, tài trợ. Đây là căn cứ, khung tham chiếu, tạo động lực, niềm tin, sự yên tâm cho cả những người làm công tác quản lý và người dân khi công đức, tài trợ cho di tích, lễ hội”. Bám sát nội dung thông tư, thời gian tới, ban quản lý sẽ từng bước quy chuẩn lại các hoạt động, thực hiện kiểm đếm tiền hàng tuần thay vì 2 lần/tháng như trước đây, hoàn thiện hợp đồng lao động đối với những lao động tại đền...

Thực tế ghi nhận tại một số điểm di tích thu hút đông đảo du khách cho thấy: Tuy mới ban hành nhưng việc triển khai, thực hiện Thông tư số 04/2023/TT-BTC được quan tâm, đồng bộ, nghiêm túc thực hiện để vấn đề quản lý tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội, điểm di tích được công khai, minh bạch hơn nữa.

Bài và ảnh: Thảo Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]