(Baothanhhoa.vn) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Cẩm Thủy kiên định triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu nghị quyết đề ra.

Cẩm Thủy khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Với quyết tâm chính trị cao nhất, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Cẩm Thủy kiên định triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu nghị quyết đề ra.

Cẩm Thủy khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyệnNgười dân xã Cẩm Quý phát triển mô hình cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với mục tiêu tổng quát là đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; tạo đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống người dân trong huyện so với bình quân cả tỉnh... Cùng với đó, huyện Cẩm Thủy cũng phấn đấu thực hiện 21 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và an ninh trật tự, cụ thể: Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 5,14% trở lên; thu nhập bình quân đầu người đạt 54,04 triệu đồng trở lên; tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 1.910 tỷ đồng; tỷ lệ tăng thu ngân sách Nhà nước so với kế hoạch tỉnh giao đạt 12%; phấn đấu trong năm 2024 tỷ lệ đô thị hóa 28,9%; có 100% số xã đạt chuẩn NTM...

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu trên, huyện Cẩm Thủy đề ra các nhóm giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện. Trong đó đẩy mạnh thực hiện 2 chương trình trọng tâm là chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM; chương trình phát triển du lịch; 2 khâu đột phá là tập trung mọi nguồn lực, chủ động thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, theo hướng hiện đại; đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất; quan tâm thực hiện chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm dịch vụ...

Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện xác định phát triển theo hướng chuyên canh gắn với nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của huyện; tăng cường phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, hướng đến sản xuất nông nghiệp thông minh, hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng nhãn hiệu, quảng bá xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đến nay, huyện đã có một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, có nhiều sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, như trồng cây dược liệu ở các xã Cẩm Ngọc, Cẩm Quý, Cẩm Vân, Cẩm Phú, Cẩm Châu, Cẩm Lương... cho doanh thu từ 180 triệu đồng đến 220 triệu đồng/ha/năm. Huyện đã có 11 sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao, đứng thứ 5/11 huyện miền núi, như: Cơm lam Suối Ngọc (Cẩm Lương); miến dong Đồi Ao; miến dong Thuận Tâm (Cẩm Liên); trà hoa hồng sấy lạnh Hồng Ecofarm (Cẩm Bình); mật ong rừng đất Cẩm (Cẩm Ngọc); gà vườn Cẩm Thanh; bánh lá Hương Diệu Sơn...

Cùng với việc phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả, huyện Cẩm Thủy còn chuyển đổi những diện tích cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn. Điển hình là huyện đã khuyến khích người dân bỏ các giống lúa lai Trung Quốc, lúa thuần chất lượng thấp để thay thế bằng các giống Thiên Ưu 8, Lam Sơn 8, DQ11... phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sinh trưởng nhanh. Đến nay, huyện đã xây dựng được 260ha vùng thâm canh cây lúa năng suất, chất lượng cao trên địa bàn các xã Cẩm Vân, Cẩm Tú, Cẩm Bình, Cẩm Thạch, thị trấn Phong Sơn... nâng tổng diện tích vùng thâm canh lúa toàn huyện lên hơn 500ha. Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía, ngô, rau màu khác với diện tích 120ha; tổ chức ký hợp đồng với các HTX dịch vụ để liên kết sản xuất gắn với đầu ra cho sản phẩm trên diện tích 311ha, trong đó, trồng cây ngô làm thức ăn chăn nuôi 286ha, ớt xuất khẩu 15ha, khoai tây 5ha, bí xanh 5ha...

Trong lĩnh vực du lịch, huyện chú trọng cải tạo môi trường đầu tư; phát triển các sản phẩm du lịch mới, có thế mạnh như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch tâm linh, tín ngưỡng; du lịch lễ hội. Đồng thời, huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch gắn với đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch... Đến nay, huyện đã hoàn thành và đưa nhiều công trình quan trọng phục vụ phát triển du lịch, như: đường giao thông Khu du lịch suối cá Cẩm Lương; khu vui chơi giải trí phục vụ công cộng tại xã Cẩm Lương; cầu bê tông cốt thép đi xã Cẩm Lương... Ngoài ra, huyện cũng đã xây dựng chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, trong đó, đề ra mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2025 trở thành một ngành kinh tế quan trọng; phát triển mạnh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch cộng đồng, tham quan danh lam, thắng cảnh, trọng tâm là Khu du lịch suối cá Cẩm Lương; hình thành tuyến du lịch khép kín trong huyện như Cửa Hà - suối cá Cẩm Lương - làng Dùng - chùa Rồng - chùa Chặng, gắn với tuyến du lịch của tỉnh như TP Sầm Sơn - Thành Nhà Hồ - suối cá Cẩm Lương - Lam Kinh...

Xác định hạ tầng cơ sở cần được ưu tiên để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bởi vậy huyện Cẩm Thủy đã dành nguồn lực xây dựng, chỉnh trang, mở rộng các tuyến giao thông liên xã, liên huyện, trong đó ưu tiên đầu tư các tuyến đường kết nối các xã Cẩm Bình - Cẩm Thạch - Cẩm Liên - Cẩm Thành; tuyến đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông - Nam thị trấn Phong Sơn; xây dựng các cây cầu dân sinh tại các xã Cẩm Yên, Cẩm Phú, Cẩm Tú; kè chống sạt lở sông Mã đoạn qua xã Cẩm Vân; đập Pen Chim, xã Cẩm Thành... Cùng với đó là quy hoạch mở rộng Khu du lịch suối cá Cẩm Lương; quy hoạch làng nghề du lịch trình diễn nghề dệt thổ cẩm tại các xã Cẩm Thạch, Cẩm Lương; nghề làm miến dong tại xã Cẩm Bình...

Bằng những giải pháp chỉ đạo quyết liệt, điều hành có trọng tâm, trọng điểm, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đã đạt được những kết quả tích cực. Tính đến tháng 5 năm 2024, huyện Cẩm Thủy đã có 12/16 xã đạt chuẩn NTM, đứng thứ 2/11 huyện miền núi; xã Cẩm Tú đã đạt chuẩn NTM nâng cao, 48 thôn đạt chuẩn NTM (trong đó có 8 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu); thu nhập bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 54,06 triệu đồng, tăng 15,99 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,5%...

Những kết quả trên là tiền đề quan trọng để huyện tăng tốc, bứt phá hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Thủy lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra đến năm 2025 đạt chuẩn huyện NTM; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng/năm...

Bài và ảnh: Gia Bảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]