Cảm hứng thoát nghèo từ nơi tận cùng nghèo khó
Mường Lát là huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và cũng nằm trong nhóm huyện nghèo nhất cả nước. Cái đói, cái nghèo đeo bám những bản làng ở huyện vùng cao biên giới này đã rất nhiều năm. Bên cạnh lý do địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu có nhiều khó khăn, còn bởi tập tục, tư tưởng trông chờ, ỷ lại ăn sâu trong một bộ phận người dân địa phương, trở thành rào cản khó tháo dỡ.
Nhưng năm 2024, lần đầu tiên chúng ta nghe một tin vui: Huyện Mường Lát không xin tỉnh cấp gạo cứu đói mùa giáp hạt để phát cho Nhân dân trên địa bàn nữa. Cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát đã nỗ lực rất lớn. Người dân ở huyện nghèo này cũng đã cho thấy tự trọng vươn lên rất đáng ghi nhận.
Và mới đây, thêm minh họa nữa bằng những con số rất sinh động: Từ cuối năm 2023 đến nay huyện Mường Lát đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo. Từ số hộ nghèo, cận nghèo chiếm chủ yếu trên địa bàn, đến nay xã Mường Chanh chỉ còn 18,05% số hộ nghèo đa chiều; xã Quang Chiểu còn 28,49%...
Xung phong thoát nghèo là cụm từ không xa lạ trong văn bản, nhưng lại xa xôi ở không ít địa bàn dân cư miền núi. Bởi ra khỏi diện hộ nghèo sẽ không còn được thụ hưởng những lợi ích từ chính sách ưu đãi. Vì vậy, đa phần tâm lý người dân không muốn thoát nghèo dù trên thực tế họ không còn nghèo nữa. Thế mà những người dân nơi đây đã dám vượt “lằn ranh” đó.
Việc không xin nhận gạo cứu trợ của rất nhiều người dân trên địa bàn huyện và mấy trăm nhân khẩu ở vùng biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu dũng cảm bước ra khỏi danh sách hộ nghèo dù biết sẽ phải đối mặt với khó khăn, nhưng cũng là môi trường để rèn luyện, từng bước xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, hướng tới tự lực, tự cường.
Hoan nghênh người dân dũng cảm, nhưng cũng cần phải ghi nhận những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp đã đồng hành cùng người dân, trao cho họ sinh kế và khai thông suy nghĩ.
Cách đây ít năm chúng ta chứng kiến huyện miền núi Như Xuân tiên phong “bước” ra khỏi danh sách những huyện đặc biệt khó khăn thuộc diện 30a của cả nước. Và lần này, nhìn vào những con số đầy khích lệ ở huyện miền núi biên viễn cực Tây xứ Thanh, cho chúng ta thêm niềm tin và khát vọng. Dù chỉ là một lát cắt trong bức tranh giảm nghèo, nhưng bà con đồng bào dân tộc ở xã Mường Chanh và Quang Chiểu đang gieo những hạt mầm cảm hứng không hề nhỏ cho công cuộc thoát nghèo ở khu vực miền núi xứ Thanh.
Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, những thành quả rất rõ ràng đã nảy nở sinh sôi từ thực tiễn đời sống nơi này. Chúng ta hãy cùng cổ vũ và chờ đợi điều kỳ diệu tiếp theo.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-04-13 07:00:00
[Góc nhìn]: Sự hiến tặng phi thường
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thủ tướng chốt nghỉ 5 ngày
Quan Hóa: Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” năm 2024
LĐLĐ huyện Ngọc Lặc chăm lo nâng cao đời sống cho đoàn viên, người lao động
Xử lý xe tự chế
Hoằng Hóa tổ chức hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC”
Nâng cao hiệu quả công tác Đoàn trong Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh
Những tấm lòng “vàng mười”
Khát vọng khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Hơn 3.000 học sinh, sinh viên tham gia Ngày hội hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm