Cảm hứng cho những làng quê yên bình
Khi mà nông thôn từng bước đô thị hóa, thì thứ đã gắn bao đời với người dân nông thôn, được ví là “sức mạnh mềm” để bảo vệ các cộng đồng trước sự tấn công từ bên ngoài đó là tình làng, nghĩa xóm, tinh thần “tối lửa tắt đèn có nhau” cũng dần mất đi. Thay vào đó là sự dịch chuyển sang một trạng thái sinh hoạt khép kín với lối sống có phần ích kỷ.
Ở rất nhiều làng quê các sinh hoạt buổi tối đã thu hẹp lại trong không gian gia đình giống như ở phố. Những không gian sinh hoạt chung như ngã ba, ngã tư đường, bên hồ nước, dưới những gốc cây lớn... không còn nhiều người tụ tập nói chuyện đồng áng, chuyện làng xã như trước kia. Phương tiện nghe nhìn, thiết bị điện tử đã cuốn người dân nông thôn vào các tiện ích mỗi khi họ nhàn rỗi.
“Văn hóa người lạ” là thứ văn hóa hình thành và lưu hành ở đô thị - nơi cư ngụ của những người không quen biết nhau, đang xâm nhập vào nông thôn. Trên những cánh đồng vốn rộn tiếng cười vui, là thứ rất đặc trưng của làng quê giờ cũng không còn nhiều nữa. Phần vì ruộng bị bỏ hoang, nông dân trở thành công nhân, phần vì máy làm thay người, nên sự tham gia cày, cấy, thu hoạch cùng lúc của nông dân không còn nhiều nữa... Sự giao tiếp, giao lưu giữa những người hàng xóm giảm đi, dần trở thành những người lạ trong cùng một cộng đồng nhỏ, quen mặt.
Những làng quê đang chuyển mình để bắt kịp hơi thở thời đại. Nhưng sự thay đổi nhanh chóng và có phần thực dụng ấy cũng đe dọa làm nhanh chóng mất đi những giá trị văn hóa vô giá của làng. Phố có hồn phố và làng cũng có hồn làng. Những thứ được gọi là “hồn cốt” ấy sẽ giúp những cộng đồng dân cư có “kháng thể” để chống chọi lại sự tấn công từ bên ngoài. Và khi mà cuộc sống ngày càng có nhiều hơn mối đe dọa phi truyền thống, thì sự cố kết cộng đồng, sức mạnh của “bó đũa” càng trở nên hết sức quan trọng. Vậy nhưng người dân ở nhiều làng quê lại đang tự làm mất đi khả năng phòng vệ đó một cách dễ dàng.
Tại huyện Triệu Sơn, năm 2023 Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 15-CT/HU về tăng cường công tác vệ sinh môi trường và thực hiện nếp sống văn hóa trong cơ quan, cộng đồng khu dân cư trên địa bàn huyện. Vượt lên mục đích từng bước lập lại cảnh quan, môi trường, trật tự làng quê, đây cũng chính là cơ hội để các cộng đồng dân cư “hàn gắn” lại tình làng, nghĩa xóm. Qua những buổi dọn vệ sinh đường làng, người dân sẽ có cơ hội để tiếp xúc với nhau, mở lòng với nhau, trao đổi với nhau những câu chuyện mà vì sự gấp gáp, thực dụng, họ đã không thông tin cho nhau, để cùng hiểu nhau.
Những việc làm ấy lặp đi lặp lại hằng tuần sẽ giúp tạo thành thói quen sinh hoạt; và sự trao đổi hàng tuần cũng từng bước cố kết họ lại với nhau để chống lại các nguy cơ từ bên ngoài và cả những vấn đề không mong muốn từ nội tại, đồng thuận làm những công việc có ích cho cộng đồng. Và thực tế là thông qua việc người dân cùng nhau dọn vệ sinh môi trường chung đã góp phần đưa Triệu Sơn trở thành một trong những huyện có người dân đồng thuận hiến đất làm đường dẫn đầu cả tỉnh.
Một chỉ thị đặt ra và hướng tới nhiều yêu cầu, không chỉ để làng quê trở nên đẹp hơn, văn minh hơn, còn bình yên hơn. Hoan nghênh tinh thần đó, và hy vọng sẽ là cảm hứng lan tỏa, để có thêm nhiều làng quê trở nên sạch, đẹp, văn minh, an toàn.
Thái Minh
{name} - {time}
-
2025-01-14 13:15:00
Hoằng Hợp vượt khó về đích xã nông thôn mới nâng cao
-
2025-01-14 10:13:00
Xuân Lai duy trì các tiêu chí sau đạt chuẩn đô thị văn minh
-
2024-06-09 14:27:00
Xây dựng nông thôn mới sáng - xanh - sạch – đẹp
Yên Định tăng tốc về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Đằng sau ngôi nhà văn hóa “trong mơ”
Hà Trung dồn lực “cán đích” huyện nông thôn mới
Thạch Thành xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới
Xây dựng mô hình thôn thông minh ở Thiệu Hóa
Triển khai xây dựng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”
Chuyện hiến đất, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở thôn Triệu Tiền
Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở bản Lang
Chuyển mình cùng nông thôn mới kiểu mẫu