(Baothanhhoa.vn) - Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) tiếp tục gặp khó khăn do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế và lạm phát toàn cầu. Ở trong nước, lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao và nguồn tín dụng bị thắt chặt ở một số lĩnh vực khiến nhiều DN thiếu vốn đầu tư và quay vòng hoạt động. Cùng với đó, một số chính sách pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất tiếp tục là những “rào cản” không nhỏ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong hoàn cảnh đó, việc quy tụ các DN vào tổ chức hiệp hội, đẩy mạnh vai trò liên kết, hợp tác trong sản xuất và tập hợp kiến nghị tháo gỡ khó khăn đang được các hiệp hội DN tích cực thực hiện.

Các hiệp hội đẩy mạnh hoạt động kết nối, hỗ trợ hội viên

Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) tiếp tục gặp khó khăn do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế và lạm phát toàn cầu. Ở trong nước, lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao và nguồn tín dụng bị thắt chặt ở một số lĩnh vực khiến nhiều DN thiếu vốn đầu tư và quay vòng hoạt động. Cùng với đó, một số chính sách pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất tiếp tục là những “rào cản” không nhỏ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong hoàn cảnh đó, việc quy tụ các DN vào tổ chức hiệp hội, đẩy mạnh vai trò liên kết, hợp tác trong sản xuất và tập hợp kiến nghị tháo gỡ khó khăn đang được các hiệp hội DN tích cực thực hiện.

Các hiệp hội đẩy mạnh hoạt động kết nối, hỗ trợ hội viênHiệp hội DN TP Thanh Hóa thăm hoạt động sản xuất của DN hội viên.

Xác định việc quy tụ DN vào tổ chức hội là yếu tố quan trọng để phát triển, Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa đã thường xuyên chú trọng vận động, tuyên truyền qua các kênh để thu hút DN kết nạp vào hiệp hội. Đến nay, Hiệp hội DN tỉnh đã nâng tổng số hội viên lên hơn 5.000 DN. Nhiều lãnh đạo hiệp hội cũng đồng thời đảm trách vai trò lãnh đạo các hội, hiệp hội DN thành viên nên đã nắm bắt kịp thời các vấn đề nổi cộm trong từng thời điểm sản xuất, kinh doanh cụ thể. Từ đó tư vấn, gắn kết, hợp tác các DN trong chuỗi sản xuất và các khó khăn được tháo gỡ kịp thời.

Đặc biệt, thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho DN, hiệp hội luôn chú trọng việc tập hợp các ý kiến đóng góp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định của tỉnh liên quan đến DN; tham gia góp ý các dự thảo đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức các diễn đàn đối thoại giữa chính quyền với DN, vận động DN thực hiện nghiêm quy định pháp luật. Từ năm 2020, Ban Chấp hành Hiệp hội đã thành lập các bộ phận chuyên trách, trong đó, bộ phận pháp chế của hiệp hội có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ DN các thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư và sản xuất, kinh doanh, giảm rủi ro pháp lý đối với các DN. Các hội viên cũng thường xuyên được thông tin, tư vấn, hỗ trợ về kiến thức pháp luật, chính sách hỗ trợ mới, đặc biệt là các quy phạm pháp luật mới sát sườn với hoạt động DN như thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, thuê đất, lập dự án... Trong những tháng đầu năm 2023 các kiến nghị của Hiệp hội về vấn đề phòng cháy, chữa cháy, tiếp cận tín dụng, khan hiếm giá vật liệu hiện đang được lãnh đạo tỉnh chỉ đạo tháo gỡ.

Hiệp hội Doanh nhân nữ tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 200 hội viên chính thức và trên 600 hội viên thuộc 12 câu lạc bộ doanh nhân nữ ở các huyện, thị trong tỉnh tham gia sinh hoạt. Với đặc thù các DN do nữ làm chủ đều là DN nhỏ và siêu nhỏ, hoặc mô hình kinh doanh hộ gia đình, kinh doanh dịch vụ thương mại chịu nhiều tác động tiêu cực trong và sau dịch bệnh COVID-19, Ban Chấp hành Hiệp hội đã có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ vai trò là mái nhà chung của nữ doanh nhân. Cùng với việc thường xuyên tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm đầu tư, sản xuất, kinh doanh, hiệp hội đã quan tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng hội viên và hoạt động của DN, qua đó kiến nghị với cấp ủy, chính quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hàng năm, hiệp hội đều phát động hội viên và các DN đẩy mạnh hưởng ứng các phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng cường giao lưu, trao đổi tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ, chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc đối với người lao động.

Đặc biệt, trong năm 2022 Hiệp hội Doanh nhân nữ đã tổ chức hội thảo, mời lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Thanh Hóa tư vấn về các gói vốn vay và cách tiếp cận với nguồn vốn cho DN vừa và nhỏ, tổ chức 6 lớp trong khuôn khổ thực hiện Đề án “Hỗ trợ DN nhỏ và vừa do nữ làm chủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển nguồn nhân lực, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm năm 2022” với 900 lượt hội viên; tuyên truyền, hỗ trợ hội viên tham gia học qua các kênh 9 lớp tập huấn về chuyển đổi số với 650 lượt hội viên tham gia... Trong bối cảnh khó khăn vừa qua, các chỉ tiêu kinh tế của hầu hết DN hội viên hiệp hội đều đạt kế hoạch, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và trực tiếp giải quyết việc làm cho hơn 12.000 lao động.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 20.000 DN đang hoạt động, đóng góp khoảng 70% GRDP và 50% tổng thu nội địa. Việc kết nối, hỗ trợ DN hội viên trong hoạt động hợp tác sản xuất, chú trọng nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của DN để kịp thời phản ánh, kiến nghị với các cấp, các ngành xem xét, giải quyết và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp sẽ là giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho DN vượt qua những khó khăn hiện tại và phát triển bền vững trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]