(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, giúp người dân giảm bớt khó khăn, tạo thêm cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Các chi nhánh Agribank đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

Cùng với việc triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, giúp người dân giảm bớt khó khăn, tạo thêm cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Các chi nhánh Agribank đẩy mạnh cho vay tiêu dùngCán bộ Agribank Bắc Thanh Hóa hướng dẫn khách hàng các gói vay tiêu dùng ưu đãi của ngân hàng.

Thông thường, vào dịp cuối năm, nhu cầu vay vốn của người dân lớn, bởi vậy các ngân hàng sẽ tập trung nguồn vốn cho vay tiêu dùng như sửa chữa nhà cửa, mua phương tiện, mua sắm đồ dùng gia đình, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân. Các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đã bám sát chỉ đạo của hệ thống, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vào phân khúc khách hàng bán lẻ kết hợp với sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng đã tập trung cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng và các dịch vụ đối với người dân. Đối tượng mà các ngân hàng hướng tới là cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương ngân sách, khách hàng cá nhân vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống ở khu vực đô thị và nông thôn. Hiện nay, hầu hết khách hàng vay vốn tiêu dùng tại các chi nhánh Agribank lựa chọn các khoản vay trung hạn và dài hạn (từ 3 đến 5 năm) để vừa giảm bớt áp lực trả lãi, trả nợ hàng tháng, vừa bảo đảm cân đối nguồn tài chính cho đời sống hàng ngày.

Là khách hàng vừa được Agribank Tĩnh Gia, Nam Thanh Hóa cho vay vốn mua ô tô, anh Lường Hữu Nguyên ở xã Thanh Thủy, thị xã Nghi Sơn, cho biết: “Hai vợ chồng tôi đều là giáo viên, thu nhập không cao nên rất khó dành dụm các khoản tiền lớn. Vì thế khi có nhu cầu mua sắm lớn, vợ chồng tôi thường tìm đến ngân hàng. Điều này không chỉ giảm áp lực cho gia đình mà còn giúp gia đình tôi dễ dàng hơn trong việc mua sắm cũng như quản lý tài chính. Gần tết, quê lại ở xa nên gia đình tôi cần mua xe ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại và công việc, nên hai vợ chồng đã bàn bạc và quyết định vay ngân hàng 300 triệu đồng để mua ô tô. Thời điểm này, lãi suất cho vay giảm và ngân hàng ưu tiên lãi suất cố định trong khoảng thời gian dài nên người vay vốn như tôi tương đối thuận lợi, chỉ sau vài ngày tôi đã được giải ngân nguồn vốn”.

Được biết, mới đây nhất, Agribank đã dành tối thiểu 5.000 tỷ đồng để đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vốn đột xuất của người dân tại khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo gói vay này, hạn mức mỗi món vay không quá 30 triệu đồng phục vụ các mục đích tiêu dùng hợp pháp, cấp thiết của khách hàng cá nhân, hộ gia đình như chi phí học tập, khám, chữa bệnh, mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình... áp dụng lãi suất hợp lý với thời gian xét duyệt và giải ngân ngay trong ngày. Bên cạnh đó, cũng từ đầu năm 2024, Agribank tiếp tục điều chỉnh chính sách lãi suất đối với cho vay trung hạn, dài hạn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống với mức lãi suất cố định chỉ từ 7%/năm, thời gian áp dụng được nới rộng từ 12 tháng lên 24 tháng. Đồng thời điều chỉnh giảm 0,5%/năm sàn lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Trong năm 2023, trên cơ sở tiết giảm chi phí huy động đầu vào, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, theo đó lãi suất cho vay đã giảm mạnh từ 1,5% - 4%/năm so với đầu năm. Với mức lãi suất cho vay hiện nay, các ngân hàng đang nỗ lực đồng hành, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối ưu chi phí vay, kịp thời bổ sung nguồn vốn tái cơ cấu hoạt động, khôi phục sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống của người dân. Hiện nay, dư nợ cho vay tiêu dùng của các chi nhánh Agribank chiếm gần 20% tổng dư nợ. Điều này cho thấy, việc triển khai gói tín dụng tiêu dùng phù hợp với xu thế thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn đang triển khai nhiều chương trình chính sách lãi suất cho vay như cho vay lĩnh vực lâm, thủy sản, chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP; chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 33/NQ-CP, cho vay hỗ trợ các cá nhân hưởng lương ngân sách, cho vay hỗ trợ đối với cán bộ, nhân viên y tế...

Còn khoảng một tháng nữa là Tết Nguyên đán Giáp Thìn, đây là thời điểm bước vào mùa sản xuất, tiêu dùng nhộn nhịp sôi động nhất trong năm. Đây cũng chính là cơ hội để các ngân hàng tăng tốc phát triển dư nợ tín dụng, nhất là lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, phục vụ đời sống. Các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đang quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp, như: đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học nhằm đẩy nhanh tốc độ, thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng; đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo tối đa cho khách hàng vay vốn.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]