(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tích cực triển khai các biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, mà trọng tâm là phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác quản lý.

Bộ đội Biên phòng tỉnh đẩy mạnh chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Thời gian qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tích cực triển khai các biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, mà trọng tâm là phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác quản lý.

Bộ đội Biên phòng tỉnh đẩy mạnh chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Đồn Biên phòng Hoằng Trường kiểm tra các giấy tờ thủ tục theo quy định trước khi phương tiện của ngư dân ra khơi khai thác.

Thực hiện chủ trương của các cấp, ngành trong nỗ lực tháo gỡ “thẻ vàng” của ngành thủy sản trong nước trước sự cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EC), Đồn Biên phòng Hoằng Trường đã phối hợp, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát, kêu gọi tàu thuyền, phối hợp với địa phương triển khai thực hiện đánh số quản lý đối với phương tiện bè, mảng không đủ điều kiện cấp đăng ký, kết quả đạt được 94% số lượng bè, mảng được đánh số quản lý; tổ chức, xác minh lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với tàu cá vi phạm. Chú trọng công tác quản lý phương tiện khai thác... Đến nay, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã hoàn thành việc lắp đặt, kích hoạt thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá từ 15m trở lên, đạt 100% phương tiện thường xuyên hoạt động thuộc diện phải lắp; kiểm tra, hướng dẫn các phương tiện hoàn tất các thủ tục giấy tờ theo quy định; duy trì, củng cố 26 tổ đoàn kết giúp đỡ, hỗ trợ nhau khai thác trên biển. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý, khai thác cảng cá, nơi neo đậu tàu thuyền...

Ngoài ra, Đồn Biên phòng Hoằng Trường chú trọng công tác tuyên truyền, theo đó đã tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền với phương châm “ngắn gọn nhưng dễ hiểu, dễ nhớ”, cung cấp thông tin cho ngư dân tập trung vào các nội dung: nhận biết các vùng biển Việt Nam; quy định của pháp luật Việt Nam khi xử lý tàu cá Việt Nam đánh bắt hải sản sai quy định trong vùng biển Việt Nam; các điều kiện để tàu cá khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam... Hoạt động này đã góp phần nâng cao ý thức của nhiều ngư dân về tuân thủ các quy định đánh bắt hải sản trên biển. Ngư dân Nguyễn Văn Tư, xã Hoằng Trường cho biết: “Bản thân đã ý thức được việc cần phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật. Mỗi chuyến biển, bất cứ chủ tàu nào cũng mong muốn tàu về chở đầy hải sản. Nhưng ngư dân phải chấp hành quy định pháp luật, chỉ được đánh bắt trong vùng biển của nước mình. Tôi luôn nhắc nhở điều quan trọng này đến thuyền viên trên tàu, nhất là lúc sức khỏe không đảm bảo, không có chủ tàu tham gia đi cùng khi ra khơi, bởi nếu vi phạm thì trước hết chủ tàu bị xử lý nghiêm, phạt nặng”.

Hiện nay, toàn tỉnh có 6.512 tàu cá khai thác hải sản, có 1.136 tàu cá tham gia khai thác thuộc diện phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Số lao động tham gia trực tiếp trên biển là 24.500 người, trong đó vùng ven bờ 9.100 lao động, vùng lộng 5.100 lao động, vùng khơi 10.300 lao động. Từ đầu năm 2022 đến nay, các cơ quan chức năng đã cập nhật thông tin dữ liệu 2.743 tàu cá vào hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia, trong đó có 598 tàu cá có chiều dài từ 6m đến dưới 12m và 2.145 tàu có chiều dài từ 12m trở lên; đã lắp đặt VMS cho 1.121/1.136 tàu cá, chiếm tỉ lệ 98,7% tổng số tàu tham gia khai thác, còn lại 15 tàu cá mới mua từ tỉnh ngoài về đang làm thủ tục chuyển vùng thiết bị trên hệ thống hoặc lắp đặt máy mới.

9 tháng năm 2022, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 39 chuyến kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm với 98 tàu cá công suất lớn với tổng số tiền hơn 564 triệu đồng. Hiện các đơn vị chức năng đã lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU để gửi Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển và các đơn vị liên quan trong tỉnh để phối hợp theo dõi. Trong tuyên truyền, các đơn vị đã treo 35 băng rôn tại các cảng cá, in và phát 25.000 tờ rơi về các quy định khai thác hải sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như chống vi phạm IUU, tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ và ngư dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển.

Thời gian qua, Thanh Hóa không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, tuy nhiên việc triển khai thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số chủ tàu cá giữ thói quen khai thác thủy sản trong ngư trường truyền thống dẫn đến dễ xảy ra tình trạng vi phạm vùng biển phía Đông đường phân định sau khi Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ hết hiệu lực; còn một số chủ tàu, thuyền trưởng chưa ghi hoặc ghi chưa đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản, thông báo trước 1 giờ cập bờ; một số tàu cá trên 15m không vào cảng cá chỉ định bốc dỡ sản phẩm, hàng hóa theo quy định và chưa duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động trên biển; một số thiết bị giám sát hành trình có chất lượng không đảm bảo, hoạt động chập chờn không ổn định sau thời gian dài sử dụng...

Hiện nay, công tác quản lý tàu cá được siết chặt hơn. Các phương tiện và người lái không đủ giấy tờ, bằng cấp theo quy định bắt buộc quay về nơi xuất phát... Với mỗi ngư dân khi vươn khơi thì mong muốn có vụ cá bội thu. Còn với những người lính biên phòng thì trách nhiệm tuyên truyền để mỗi ngư dân hiểu được giá trị và coi việc thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về khai thác thủy, hải sản là trách nhiệm của chính bản thân mình.

Bài và ảnh: Hoàng Lan


Bài và ảnh: Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]