Bệnh viện Ung bướu triển khai kỹ thuật nội soi phế quản chẩn đoán ung thư phổi
Ngày 28/3, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa triển khai kỹ thuật Nội soi phế quản sinh thiết có gây mê trên 2 bệnh nhân nam sinh 67 tuổi và 72 tuổi, được chẩn đoán TD U phổi. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán, điều trị quan trọng trong chuyên ngành phổi học.
Các bác sĩ triển khai kỹ thuật Nội soi phế quản cho bệnh nhân.
Nội soi phế quản là một kỹ thuật xâm nhập theo đường tự nhiên tương đối an toàn, ít xâm lấn, ít tai biến góp phần quan trọng trong chẩn đoán ung thư phổi cũng như chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi. Dưới sự hỗ trợ của ThS. BSCKII Nguyễn Lê Nhật Minh, Trưởng khoa Nội soi Chẩn đoán và can thiệp (Bệnh viện Phổi Trung ương), đội ngũ y bác sĩ Khoa Cấp cứu Hồi sức (Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện thành công kỹ thuật nội soi phế quản chẩn đoán ung thư phổi cho 2 bệnh nhân. Cả 2 bệnh nhân sau khi thực hiện kỹ thuật có thể nuốt bình thường trở lại và sinh hoạt bình thường.
Đây là những bước đầu triển khai nội soi phế quản tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa, với giàn máy nội soi hiện đại sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác chẩn đoán và điều trị các trường hợp liên quan đến cây khí phế quản. Ðiều này cũng giúp cho người dân tiếp cận được những thành tựu y tế hiện đại ngay tại bệnh viện mà không cần chuyển tuyến.
ThS.BSCKII Trần Văn Thiết, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Hội nghị khoa học.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề nhằm chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kiến thức về “Triển khai kỹ thuật Nội soi phế quản”.
Soi phế quản là sự thăm khám và điều trị bệnh của hệ thống khí phế quản phổi bằng ống nội soi phế quản. Soi phế quản giúp quan sát trực tiếp và lấy được bệnh phẩm (sinh thiết mô, dịch phế quản) để làm các xét nghiệm vi sinh, giải phẫu bệnh để chẩn đoán bệnh.
Nội soi phế quản cho bệnh nhân.
Nội soi phế quản bao gồm: Nội soi phế quản ống cứng, nội soi phế quản ống mềm, nội soi phế quản ánh sáng huỳnh quang, NBI,... Tại Việt Nam, soi phế quản ống cứng đã được đưa vào sử dụng năm 1954 bởi GS Trần Hữu Tước – Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương; soi ống mềm được đưa vào sử dụng năm 1983 tại Viện chống Lao Trung ương (nay là Bệnh viện phổi Trung ương). Hiện nay soi phế quản ống mềm đã có ở hầu hết các bệnh viện trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và các bệnh viện chuyên ngành Lao và bệnh Phổi.
ThS.BSCKII Nguyễn Lê Nhật Minh, Trưởng khoa Nội soi Chẩn đoán và can thiệp Bệnh viện Phổi Trung ương báo cáo tại hội nghị khoa học.
Theo Globocan 2020, tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ 2 trong các bệnh ung thư thường gặp, chiếm tỷ lệ 14,4% tương ứng 26.262 case mắc mới mỗi năm ở cả hai giới, chỉ sau ung thư gan. Ung thư phổi không tế bào nhỏ là nhóm ung thư phổi thường gặp tại Việt Nam cũng như trên thế giới (chiếm ~80%). Đa số bệnh nhân được phát hiện trong giai đoạn muộn và tiên lượng xấu, thời gian sống thêm rất ngắn. Việc chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả ung thư phổi là mục đích chính yếu của bác sĩ chuyên ngành ung thư, giúp tăng thời gian sống thêm và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Nội soi phế quản hiện nay có thể phát hiện sớm ung thư phổi dạng tại chỗ (TisN0M0 - Stage 0) thậm chí những tổn thương loạn sản tiền xâm lấn. Nhiều phương tiện điều trị hiệu quả như đốt điện, laser... được áp dụng ngày càng phổ biến, giúp tăng hiệu quả điều trị.
Các bác sĩ thảo luận về pháp nội soi phế quản.
Sau báo cáo khoa học của chuyên gia đến từ Bệnh viện Phổi Trung ương, đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thảo luận sôi nổi về các nội dung được đề cập trong buổi sinh hoạt khoa học. Đây là cơ hội để đội ngũ y, bác sĩ trong Bệnh viện trau dồi thêm kiến thức, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.
Chuyên gia Bệnh viện Phổi Trung ương trao đổi kinh nghiệm triển khai nội soi phế quản cho các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá.
Kỹ thuật nội soi phế quản sẽ được thực hiện thường quy tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá, người bệnh chỉ cần nhịn ăn 6 giờ và thời gian cho một ca nội soi phế quản dưới gây mê chỉ mất khoảng 5 – 10 phút. Đặc biệt, ống mềm nội soi phế quản còn được trang bị camera, màn hình độ phân giải cao, màu sắc trung thực giúp các bác sĩ can thiệp dễ dàng ngay cả đối với những vị trí khó tiếp cận nhất của đường thở, quan sát và điều trị tổn thương mà không gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, giúp phát phát hiện sớm tổn thương nội phế quản, mang lại nhiều lợi ích trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý hô hấp.
Tô Hà
{name} - {time}
-
2024-12-24 16:22:00
Chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số
-
2024-12-24 15:40:00
Phẫu thuật khẩn cấp, gắp con giun dài 14cm trong mắt bệnh nhân
-
2024-03-26 08:01:00
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao
Bệnh viện Đa khoa huyện Triệu Sơn đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng
Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện
Vĩnh Lộc tăng cường công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân
Khám, cấp phát thuốc cho gần 400 lượt người cao tuổi, gia đình chính sách
Bộ Y tế ra khuyến cáo sau vụ bệnh nhân cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa tử vong
Ngày Thế giới phòng, chống lao: Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh cao
Chương trình tình nguyện chung tay vì sức khỏe cộng đồng tại xã Yên Khương
Ấm áp đêm nhạc “Ngọn lửa hi vọng”
Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ đấu thầu cho cán bộ ngành y tế