(Baothanhhoa.vn) - Với những lao động bị mất việc, trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp không đơn thuần là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời, mà thực sự là “phao cứu sinh” để họ không rơi vào cảnh khốn khó, giúp duy trì cuộc sống và tìm kiếm cơ hội tìm việc làm mới.

“Bệ đỡ” cho người lao động

Với những lao động bị mất việc, trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp không đơn thuần là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời, mà thực sự là “phao cứu sinh” để họ không rơi vào cảnh khốn khó, giúp duy trì cuộc sống và tìm kiếm cơ hội tìm việc làm mới.

“Bệ đỡ” cho người lao động

Ổn định việc làm - mục tiêu cốt lõi của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (Ảnh minh họa).

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, thị trường lao động có xu hướng phân hóa sau đại dịch, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đang khẳng định vai trò là điểm tựa vững chắc cho người lao động. Việc triển khai đồng bộ, linh hoạt và nhân văn các chính sách BHTN không chỉ giúp người lao động vượt qua khó khăn trước mắt, mà còn tạo điều kiện để họ sớm ổn định cuộc sống và quay lại thị trường lao động một cách chủ động.

“Phao cứu sinh”

Với những lao động bị mất việc, trợ cấp BHTN không đơn thuần là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời, mà thực sự là “phao cứu sinh” để họ không rơi vào cảnh khốn khó, giúp duy trì cuộc sống và tìm kiếm cơ hội tìm việc làm mới.

Chị Lê Thị Mai ở phường Hàm Rồng từng làm kế toán cho một doanh nghiệp may mặc, chia sẻ: “Khi công ty cắt giảm nhân sự, tôi hoang mang vô cùng. Nhưng nhờ được hướng dẫn kịp thời từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, tôi nhận trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng, sau đó được giới thiệu khóa học kế toán ứng dụng và tìm được việc mới tại một doanh nghiệp nội thất, mức lương còn cao hơn trước”.

Câu chuyện của anh Phạm Văn Định ở xã Yên Định là minh chứng rõ nét. Sau khi bị cho nghỉ vì doanh nghiệp vận tải nơi anh làm việc giảm đơn hàng cuối năm 2023, anh đã được nhận trợ cấp BHTN gần 14 triệu đồng trong 4 tháng. Đặc biệt, anh còn được hỗ trợ học nghề sửa chữa ô tô và hiện đang vận hành một xưởng nhỏ tại quê nhà.

Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều trường hợp người lao động hưởng BHTN còn có thêm cơ hội học nghề mới, mở rộng kỹ năng và chuyển hướng nghề nghiệp. Điển hình như chị Trần Thị Hạnh ở xã Hoằng Hóa, trước đây là công nhân lắp ráp điện tử, bị mất việc do doanh nghiệp tái cấu trúc sản xuất. Thay vì thất vọng, chị đã đăng ký học nghề pha chế do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh giới thiệu. Hiện nay, chị đã mở quán cà phê nhỏ ngay tại nhà, không những có thu nhập, chị còn tạo thêm việc làm cho hai người khác trong xóm. “Không ngờ thất nghiệp lại là “cú hích” để tôi bắt đầu điều mình thật sự yêu thích”, chị Hạnh nói.

Có thể thấy, chính sách BHTN đã và đang mang lại hiệu quả kép: Hỗ trợ kinh tế kịp thời và thúc đẩy khả năng thích ứng của người lao động trong bối cảnh thị trường biến động. Với mức trợ cấp dao động từ 2 đến 4 triệu đồng/tháng tùy theo thời gian đóng bảo hiểm, cùng các gói tư vấn nghề, giới thiệu việc làm miễn phí và học nghề, hàng ngàn lao động đã có thêm chỗ dựa vững vàng trong hành trình lập thân, lập nghiệp.

“Chìa khóa” lan tỏa chính sách nhân văn

Từ những câu chuyện thực tế có thể thấy, BHTN không chỉ là nguồn hỗ trợ tài chính tạm thời, mà còn là “bàn đạp” giúp người lao động chuyển hướng nghề nghiệp, học thêm kỹ năng và tìm lại cơ hội việc làm. Với sự linh hoạt trong tiếp nhận, chi trả và hỗ trợ học nghề, chính sách BHTN đang dần trở thành chỗ dựa tin cậy, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và tạo động lực để người lao động chủ động thích ứng với những thay đổi của thị trường.

“Bệ đỡ” cho người lao động

Lao động đến tìm hiểu thông tin về việc làm và chính sách BHTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa.

Để đưa chính sách BHTN đến gần hơn với người dân, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể hằng năm và tổ chức thực hiện bài bản. Công tác tuyên truyền được triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng như: Phát tờ rơi tại các phiên giao dịch việc làm, doanh nghiệp, trung tâm; treo áp phích tuyên truyền tại địa phương; đăng tin, bài trên báo và cổng thông tin điện tử của trung tâm; tư vấn, giải đáp thắc mắc qua điện thoại, email, fanpage, zalo. Ngoài ra, trung tâm còn làm bảng thông tin cố định, niêm yết thủ tục hành chính rõ ràng tại trụ sở, in ấn bản hướng dẫn hồ sơ phát tận tay người lao động...

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, 6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh có 432.559 người tham gia BHTN, đạt 97,91% kế hoạch và tăng hơn 11,5% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, đã có 8.337 lao động được ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đạt được kết quả trên chính là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của các cấp, ngành và nỗ lực của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm. Các chính sách BHTN thường xuyên được cập nhật, cải tiến thủ tục, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, ứng dụng công nghệ thông tin trong nộp - nhận - giải quyết, tạo thuận lợi tối đa cho người lao động.

Dù vậy, vẫn còn một bộ phận người lao động, đặc biệt là lao động phi chính thức, thời vụ chưa mặn mà với BHTN. Một số doanh nghiệp chưa chủ động đăng ký tham gia BHTN cho người lao động khiến họ mất quyền lợi khi bị thôi việc. Công tác tuyên truyền ở một vài địa phương còn hình thức...

Chính sách BHTN không đơn thuần là công cụ chi trả, mà đang từng bước trở thành một phần chiến lược trong phát triển con người và xây dựng thị trường lao động bền vững. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành và chính bản thân người lao động, BHTN đang thực sự là “lá chắn” vững chắc trước những biến động kinh tế - xã hội.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]