(Baothanhhoa.vn) - Chúng tôi về thăm xã Hoa Lộc - địa phương đầu tiên của huyện Hậu Lộc đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Giữa màu xanh mướt của đồng ruộng, hoa màu, nổi bật là Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội dân quân gái xã Hoa Lộc đang được các đơn vị, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên quê hương Hậu Lộc

Chúng tôi về thăm xã Hoa Lộc - địa phương đầu tiên của huyện Hậu Lộc đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Giữa màu xanh mướt của đồng ruộng, hoa màu, nổi bật là Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội dân quân gái xã Hoa Lộc đang được các đơn vị, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên quê hương Hậu LộcKhu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội dân quân gái xã Hoa Lộc đang được các đơn vị, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Cách đây 57 năm, ngày 16/6/1967, tại trận địa Đông Ngàn, những cô gái dân quân Hoa Lộc đã dũng cảm bắn rơi máy bay của Mỹ bằng súng bộ binh và vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen, sau này được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Năm 1991, trận địa Đông Ngàn thuộc Cụm di tích lịch sử văn hóa Hoa Lộc, xã Hoa Lộc được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Dự án khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội dân quân gái xã Hoa Lộc được khởi công xây dựng tháng 5/2023, thể hiện sự tri ân và tôn vinh chiến công vẻ vang của Trung đội dân quân gái xã Hoa Lộc và xây dựng di tích trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và các tầng lớp Nhân dân. Được biết, công trình có tổng mức đầu tư hơn 74 tỷ đồng thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện Hậu Lộc và xã hội hóa. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thiện vào tháng 8/2024.

Trên quê hương Hậu Lộc, mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng, trở thành mạch nguồn nội lực của bao thế hệ người dân nơi đây. Toàn huyện có 51 di tích đã được công nhận, xếp hạng, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 3 di tích quốc gia và 47 di tích cấp tỉnh. Mỗi di tích lịch sử, văn hóa luôn gắn liền với từng thời kỳ cách mạng, đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước của quê hương Hậu Lộc. Nổi bật là: Khu di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu (xã Triệu Lộc); Khu di tích lịch sử cách mạng Nguyễn Thị Quyển - Mẹ Tơm (xã Đa Lộc) - là nơi người mẹ nghèo cùng gia đình đã nuôi giấu nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; nhà thờ họ Tăng (xã Hưng Lộc) là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng và in ấn tài liệu tuyên truyền của Đảng thời kỳ 1942-1945; di tích lịch sử cách mạng Phú Nhi (xã Hưng Lộc); chùa Vích (xã Hải Lộc) - là công trình kiến trúc nghệ thuật thế kỷ XVII. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chùa Vích là nơi linh thiêng, tôn kính và yên tĩnh nhất nên được các nhà hoạt động cách mạng dùng làm địa điểm hội họp và tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin, nơi ATK (an toàn khu) của các đồng chí Đinh Chương Dương, Lê Hữu Lập, Lê Tất Đắc, Lê Mạnh Chinh, Đinh Chương Long, Đinh Chương Lân, Tố Hữu, Nguyễn Chí Hiền... trong những năm tháng hoạt động bí mật ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Cũng tại chùa này, cụ Đinh Chương Dương đã tổ chức thành công “Hội tương tế ái hữu” (giúp đỡ nhau trong cuộc sống) và là nơi diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện Hậu Lộc. Trên quê hương Hậu Lộc còn có nhiều di tích gắn với tên tuổi của những người con ưu tú như: Nhà lưu niệm chiến sĩ cách mạng Nguyễn Chí Hiền (xã Hòa Lộc) - là địa điểm di tích lưu niệm danh nhân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ Tổ quốc; di tích lịch sử Nhà lưu niệm chiến sĩ cách mạng Đinh Chương Dương (xã Hải Lộc); Nhà tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập (xã Xuân Lộc)...

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên quê hương Hậu LộcKhu di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu thu hút đông đảo du khách dâng hương, vãn cảnh.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó trưởng Phòng phụ trách Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hậu Lộc cho biết: Những năm qua, các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa trên quê hương Hậu Lộc luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và địa phương trong việc sử dụng nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh hỗ trợ, huy động tối đa các nguồn lực địa phương (ngân sách huyện, xã) và các nguồn huy động hợp pháp khác trong công tác đầu tư, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích trên địa bàn huyện. Đặc biệt, thực hiện Kế hoạch số 201/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 18/8/2022 về bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025 (từ nguồn cơ sở vật chất ngành văn hóa), huyện Hậu Lộc có 4 di tích lịch sử - văn hóa được tu bổ, phục hồi, chống xuống cấp, đó là: Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Phong Mục (xã Triệu Lộc); di tích lịch sử chùa Phúc Hưng (xã Xuân Lộc); di tích lịch sử văn hóa nhà thờ họ Đặng (xã Ngư Lộc); di tích lịch sử văn hóa đình Phú Vinh (xã Tuy Lộc).

Để phát huy giá trị di tích, bên cạnh việc quan tâm đến công tác trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích, huyện Hậu Lộc tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá di tích gắn với một số lễ hội; tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ về bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch tại di tích; phối hợp với các nhà trường, đoàn thanh niên trên địa bàn huyện, tỉnh tổ chức các buổi sinh hoạt về nguồn; kết nạp đội tại một số di tích lịch sử cách mạng. Hiện nay, nhiều di tích đã và đang phát huy giá trị, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng; nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống của quê hương, đất nước; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh tốt đẹp về đất và người Hậu Lộc nói riêng, Thanh Hóa nói chung đối với du khách trong nước và quốc tế.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]