(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu của cơ quan chức năng, trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh xảy ra hơn 200 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với nhiều thủ đoạn, chiêu thức tinh vi. Điều đáng nói, những thủ đoạn trên đều được cơ quan công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên nền tảng mạng xã hội như zalo, facebook...

Bài học từ việc nhẹ dạ, cả tin

Theo số liệu của cơ quan chức năng, trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh xảy ra hơn 200 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với nhiều thủ đoạn, chiêu thức tinh vi. Điều đáng nói, những thủ đoạn trên đều được cơ quan công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên nền tảng mạng xã hội như zalo, facebook...

Bài học từ việc nhẹ dạ, cả tinTòa án Nhân dân huyện Thạch Thành xét xử 4 phiên tòa hình sự bằng hình thức trực tuyến đối với 3 vụ án về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Điển hình như, tháng 6/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh xét xử công khai sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Đăng L., SN 1995, huyện T., bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điểm a Khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Và bị cáo đã bị hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh xử phạt 12 năm tù.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, năm 2016 - thời điểm TP Sầm Sơn đang trong quá trình quy hoạch, phát triển để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Lợi dụng nhiều người có nhu cầu làm giấy chứng nhận và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên L. đã đưa ra các thông tin gian dối là quen biết với lãnh đạo tỉnh, có khả năng làm được sổ đỏ và chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tạo niềm tin cho các bị hại nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Từ tháng 8/2016 đến tháng 9/2016, L. đã chiếm đoạt của 2 bị hại tổng số tiền là 1,595 tỷ đồng. Trong đó, L. lừa đảo, chiếm đoạt của anh Nguyễn Văn L., SN 1983, ở TP Sầm Sơn 1,2 tỷ đồng; của bà Trần Thị T., SN 1973, ở TP Sầm Sơn 395 triệu đồng.

Cũng với hình thức tạo niềm tin cho bị hại, vào khoảng đầu năm 2019, Lê Thanh H., SN 1994, ở tỉnh Bến Tre đã giả danh cán bộ công an để tiếp cận, làm quen, tán tỉnh các đối tượng là nữ giới nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, chị Nguyễn Thị H., SN 1981, ở TP Thanh Hóa đã nhẹ dạ cả tin cho đối tượng vay tiền, rồi bị đối tượng chiếm đoạt tài sản. Vào giữa năm 2019, thông qua tài khoản facebook của mình, Lê Thanh H. đã làm quen và kết bạn với tài khoản facebook tên "Tinh Khanh H." của chị H. Quá trình nói chuyện với chị H., Lê Thanh H. giới thiệu SN 1987, ở tỉnh Bến Tre hiện đang công tác tại Công an tỉnh Phú Yên, đồng thời gửi các hình ảnh Lê Thanh H. mặc trang phục công an Nhân dân cho chị H. xem để tạo niềm tin.

Sau thời gian nhắn tin, nói chuyện, do tin tưởng Lê Thanh H. nên chị H. nảy sinh tình cảm yêu đương nam, nữ với Lê Thanh H. Quá trình nói chuyện qua mạng xã hội, Lê Thanh H. đã nhiều lần nhắn tin đến tài khoản facebook của chị H. với nhiều lý do khác nhau để hỏi vay tiền chị H.. Do tin tưởng Lê Thanh H. là công an nên từ tháng 7/2019 đến tháng 1/2022 chị H. đã chuyển tiền cho Lê Thanh H. 18 lần với tổng số tiền 90 triệu đồng.

Đến khoảng tháng 3/2023, chị H. gọi điện và nhắn tin qua số điện thoại và các tài khoản mạng xã hội của Lê Thanh H. để đòi tiền, nhưng H. đều đưa ra các lý do để trốn tránh việc trả nợ. Đồng thời, chặn mọi liên lạc với chị H., với mục đích chiếm đoạt số tiền mà chị H. đã chuyển cho vay.

Tương tự với hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội, trong khoảng thời gian từ ngày 14/9/2021 đến ngày 14/3/2022, mặc dù không có hàng hóa để bán nhưng Cao Thị Huyền T., SN 1994, ở TP Hà Nội đã lợi dụng tâm lý muốn mua hàng thanh lý giá rẻ của người dân nên đã đưa ra thông tin gian dối, đăng nhiều tin rao bán, thanh lý hàng hóa (chủ yếu là đồ điện tử, điện lạnh, đồ nội thất...) với giá thấp hơn giá bán trên thị trường, nhằm lôi kéo người mua tại các hội nhóm mua, bán trên mạng xã hội facebook, sau đó đưa ra các lý do để người bị hại chuyển tiền đặt cọc hoặc trả tiền mua hàng hóa. Sau khi người mua hàng chuyển tiền đặt cọc theo thỏa thuận thì T. đã chặn liên lạc. Với thủ đoạn này T. và đồng phạm đã chiếm đoạt 224,7 triệu đồng của 40 bị hại.

Đơn cử như, ngày 11/12/2021, anh Nguyễn Bá T., SN 1987, trú tại TP Thanh Hóa thấy tài khoản facebook “Nguyễn Hoàng Thu P6” đăng bán tủ lạnh Hitachi cũ đã qua sử dụng với giá rẻ. Khi anh T. nhắn tin qua ứng dụng messenger để hỏi mua, Cao Thị Huyền T. đã đồng ý bán tủ lạnh cho anh T. và yêu cầu anh T. chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản ngân hàng do T. cung cấp. Sau khi anh T. chuyển tiền thì bị chặn liên lạc và bị chiếm đoạt số tiền 2 triệu đồng.

Hay ngày 14/1/2022, anh Mai Văn N., SN 1985, trú tại huyện Nga Sơn thấy tài khoản facebook “Nguyễn Hoàng Thu P6” đăng bán thanh lý tivi Sony và tủ lạnh Hitachi 540 lít. Qua quá trình trao đổi, T. và đồng bọn gửi cho anh N. một ảnh căn cước công dân để làm tin và yêu cầu anh N. đặt cọc số tiền 2 triệu đồng. Sau khi anh N. gửi tiền vào tài khoản do các đối tượng cung cấp thì bị chặn liên lạc và bị chiếm đoạt số tiền 2 triệu đồng....

Từ những vụ việc và những thủ đoạn trên, cơ quan công an đã đưa ra cảnh báo và một số phương thức thủ đoạn lừa đảo phổ biến của các đối tượng, như: kết bạn làm quen qua mạng xã hội (facebook, zalo...), hứa hẹn tình cảm yêu đương, tặng quà rồi lừa đảo; chiếm quyền quản trị (hack) hoặc làm giả tài khoản mạng xã hội của người khác sau đó nhắn tin, lừa gạt người thân quen của chủ tài khoản chuyển tiền. Tạo lập các website sàn giao dịch tài chính, thương mại điện tử (lazada, shopee...), chứng khoán quốc tế để lôi kéo người dân tham gia đầu tư rồi chiếm đoạt. Giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện báo người dân liên quan đến vụ án mua bán ma túy, rửa tiền, xử phạt nguội vi phạm giao thông, cập nhật thông tin căn cước công dân hoặc cơ quan thuế thông báo nộp thuế. Giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng; thủ đoạn cho vay tiền qua app... Vì vậy, cơ quan công an khuyến cáo người dân cần thận trọng, cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời nhắc nhở người dân nâng cao cảnh giác, khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ hoặc chẳng may “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan chức năng địa phương để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, người dân cần thực hiện tốt khẩu hiệu “4 không”: Không sợ - Không tham - Không kết bạn với người lạ - Không chuyển khoản; “2 phải”: Phải thường xuyên cảnh giác - Phải liên hệ với cơ quan công an khi có nghi ngờ để phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm lừa đảo, bảo vệ tài sản của bản thân.

Bài và ảnh: Ngân Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]