(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh có khoảng 72.300 ha rau, quả các loại. Sản phẩm rau, quả trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng phong phú về chủng loại và nhiều loại rau quả được đánh giá cao về chất lượng. Đây là cơ sở để tỉnh thực hiện định hướng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm rau, quả của tỉnh.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau, quả

Toàn tỉnh có khoảng 72.300 ha rau, quả các loại. Sản phẩm rau, quả trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng phong phú về chủng loại và nhiều loại rau quả được đánh giá cao về chất lượng. Đây là cơ sở để tỉnh thực hiện định hướng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm rau, quả của tỉnh.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau, quảKhu sản xuất dưa vàng của hộ sản xuất, kinh doanh Trần Văn Thảo, xã Quảng Hợp (Quảng Xương).

Việc xây dựng thương hiệu không những góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho diện tích trồng rau, quả, mà còn giúp nền nông nghiệp của tỉnh có cơ hội vươn tầm ở thị trường trong nước và quốc tế. Nhận thấy “lợi ích kép”, những năm qua, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành nông nghiệp đã và đang cùng các địa phương trong tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau, quả trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các địa phương đã đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, quy mô lớn. Tập trung phát triển sản xuất và không ngừng nâng cao chất lượng cho các sản phẩm rau, quả thông qua việc tích cực đưa các giống rau, cây ăn quả mới, đạt năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng. Đồng thời, khuyến khích người trồng áp dụng, tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn đề ra trong thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, như: EUREPGAP, GlobalGAP, VietGAP. Bên cạnh đó, các đơn vị chuyên môn đã tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm rau, quả từ khâu sản xuất đến sơ chế, phân loại, bảo quản sau thu hoạch; chế biến và tiêu thụ. Tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, cơ sở, đầu mối thu mua rau, quả, các hộ cá thể sử dụng nhãn hiệu, xây dựng kế hoạch và các điều kiện để chuẩn hóa sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu, làm cơ sở để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Thông qua việc nỗ lực thực hiện các giải pháp, đến nay, đã có 9 sản phẩm rau, quả được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận công nhận sản phẩm OCOP. Trong đó, có 5 sản phẩm rau, quả được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao, gồm: 2 sản phẩm cam đường Như Xuân và cam Xã Đoài Như Xuân của HTX dịch vụ nông nghiệp Thành Công, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân; sản phẩm dưa Kim Hoàng hậu Thiên Trường 36 của Công ty TNHH MTV Công nghệ cao Thiên Trường 36, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn; sản phẩm dưa vàng Thảo Hiền của hộ sản xuất, kinh doanh Trần Văn Thảo, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương; sản phẩm ổi Như Xuân của HTX Vĩnh Thịnh Bãi Trành, xã Bãi Trành, huyện Như Xuân. Có 4 sản phẩm rau, quả được xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao, gồm: sản phẩm dưa lưới Taki của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương; sản phẩm dưa vàng Vạn Hoa và dưa lưới Vạn Hoa của Công ty CP Nông nghiệp Vạn Hoa, xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn; dưa vàng Nam Giao của HTX nông nghiệp Tây Đô, huyện Vĩnh Lộc.

Những sản phẩm rau quả được công nhận sản phẩm OCOP đã được nhiều cửa hàng kinh doanh rau, quả, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh đặt mua để tiêu thụ, với giá cao hơn từ 25 đến 30% so với những sản phẩm rau, quả chưa xây dựng được thương hiệu.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]