(Baothanhhoa.vn) - Do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng nước uống đóng chai (NUĐC), đóng bình và đá viên tăng mạnh. Do đó, việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm này, đang là vấn đề cần được quan tâm hiện nay. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất nước uống đóng chai và đá thực phẩm

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất nước uống đóng chai và đá thực phẩm

Đoàn kiểm tra chuyên ngành ATTP kiểm tra tại cơ sở sản xuất NUĐC trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.

Do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng nước uống đóng chai (NUĐC), đóng bình và đá viên tăng mạnh. Do đó, việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm này, đang là vấn đề cần được quan tâm hiện nay.

Căn cứ Quyết định 1535/QĐ-SYT ngày 13-12-2019 của Giám đốc Sở Y tế về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2020; để giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm đối với loại hình sản xuất NUĐC và đá thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa ra quyết định thành lập 2 đoàn kiểm tra chuyên ngành ATTP, tiến hành kiểm tra 73 cơ sở sản xuất NUĐC và đá thực phẩm trên địa bàn các huyện, thị xã: Thạch Thành, Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh, Nông Cống, Tĩnh Gia, Thiệu Hóa, Yên Định và TP Thanh Hóa. Thời gian kiểm tra từ ngày 18-5-2020 đến ngày 29-5-2020.

Các nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra về hồ sơ pháp lý liên quan đến ATTP gồm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; hồ sơ tự công bố sản phẩm, hồ sơ tự công bố dụng cụ chứa đựng; xác nhận của chủ cơ sở về việc người trực tiếp chế biến thực phẩm đã được tập huấn kiến thức ATTP. Kiểm tra các điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ tại cơ sở, thực hành của người sản xuất. Trong quá trình kiểm tra đoàn sẽ kết hợp lấy mẫu nước để kiểm nghiệm các chỉ tiêu (nếu cần); kiểm tra các căn cứ chứng minh người trực tiếp sản xuất, không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao, phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh. Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan đến ATTP tại cơ sở sản xuất NUĐC và đá thực phẩm. Cùng với công tác kiểm tra, đoàn kiểm tra đã tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn của các ngành chức năng. Đồng thời nhắc nhở một số cơ sở cần thực hiện nghiêm túc hơn quy định về điều kiện vệ sinh tại nơi sản xuất, trang phục bảo hộ cho người trực tiếp thực hiện; có sổ sách ghi chép theo dõi sản xuất, xuất nhập hàng...

Qua kiểm tra, nhìn chung, các cơ sở tuy ở quy mô nhỏ, hộ gia đình nhưng khi sản xuất vẫn chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về ATTP như có đầy đủ giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm. Các điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ và con người trực tiếp sản xuất đạt yêu cầu. Tại thời điểm kiểm tra cũng là lúc nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 làm chậm tốc độ tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường nên các cơ sở sản xuất đang cố gắng tái thiết lại hoạt động sản xuất bình thường. Một số cơ sở đóng cửa, ngừng hoạt động, đoàn kiểm tra đã xuống tận nơi xác minh thông tin và làm biên bản ghi nhận có sự chứng kiến của chính quyền địa phương.

Ông Lê Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, cho biết: Đặc thù loại hình sản xuất NUĐC và đá thực phẩm là sản xuất mang tính thời vụ. Bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất cao điểm vào tháng 4, tháng 5 và bắt đầu lắng xuống khi đến tháng 8, tháng 9 hàng năm, khi thời tiết không còn nắng nóng và nhu cầu sử dụng đá thực phẩm, nước của người dân không còn cao nữa. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hiện có hơn 90 cơ sở sản xuất NUĐC, trong đó có khoảng 20 cơ sở vừa sản xuất NUĐC và sản xuất đá thực phẩm; có khoảng 10 cơ sở sản xuất đá thực phẩm. Con số không tuyệt đối vì đa số là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các trường học và Nhân dân địa phương. Do đó, tình hình hoạt động của các cơ sở không ổn định, nhiều cơ sở tuyên bố đóng cửa, không sản xuất hoặc chuyển nhượng... do không tiêu thụ được. Tuy nhiên, xác định đây cũng là một trong những lĩnh vực thực phẩm luôn có nguy cơ vi phạm vệ sinh ATTP, nhất là vào thời điểm mùa hè nắng nóng. Các sản phẩm nước tinh khiết khi đã qua hệ thống lọc RO – thẩm thấu ngược, thì sẽ cơ bản khử hết các tạp chất, nhưng lại rất dễ bị tái nhiễm nếu các quy trình vệ sinh bên ngoài và quy trình đóng chai không được đảm bảo. Còn với sản phẩm nước đá, do được uống trực tiếp, không qua bất kỳ khâu sơ chế, chế biến nào, nên nếu nước đá nhiễm khuẩn có thể gây bệnh về đường ruột, tiêu chảy cấp, suy thận. Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn cơ sở chấp hành các yêu cầu quy định để bảo đảm ATTP đối với các sản phẩm nước đóng chai, đóng bình và đá thực phẩm, cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]