(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, công tác an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành, địa phương tích cực, chủ động phối hợp triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả khả quan trên các mặt, như: Công tác chỉ đạo, điều hành có chuyển biến rõ nét; hoạt động thông tin, truyền thông được tăng cường; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, hậu kiểm được đẩy mạnh; triển khai nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Thời gian qua, công tác an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành, địa phương tích cực, chủ động phối hợp triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả khả quan trên các mặt, như: Công tác chỉ đạo, điều hành có chuyển biến rõ nét; hoạt động thông tin, truyền thông được tăng cường; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, hậu kiểm được đẩy mạnh; triển khai nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn...

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm.

Trong năm, Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh đã thành lập 12 đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP trong Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì ATTP, mùa du lịch và Tết Trung thu năm 2019; thực hiện kiểm tra 280 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 45 cơ sở (chiếm 16,1%) với số tiền gần 320 triệu đồng (giảm 3% tỷ lệ cơ sở vi phạm so với năm 2018). Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đã thực hiện 43 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra đột xuất 664 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện và xử phạt vi phạm 21 cơ sở (chiếm 3,16%) với số tiền gần 150 triệu đồng; phối hợp với lực lượng liên ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố phát hiện, xử lý 78 trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép, xử phạt vi phạm với số tiền 230,5 triệu đồng, tiêu hủy hơn 121 tấn lợn bệnh, lợn và sản phẩm động vật không có nguồn gốc. Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra, xử lý 578 vụ vi phạm về ATTP, xử phạt vi phạm gần 1.150 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy trên 41.400 kg sản phẩm động vật, 4.726 hộp bánh kẹo, 855 chai rượu các loại... Công an tỉnh phát hiện, kiểm tra và xử lý 235 vụ việc vi phạm về ATTP, phạt tiền trên 770 triệu đồng; buộc tiêu hủy trên 340 con lợn và 170 kg thịt lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi, 3.600 hộp kẹo cao su không rõ nguồn gốc, xuất xứ... UBND cấp huyện đã kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP đối với 22.715 cơ sở, phát hiện 1.345 cơ sở vi phạm (chiếm 5,9%), phạt tiền 586 cơ sở với tổng số tiền trên 1.645 triệu đồng...

Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tổ chức 2 đợt kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh giao đối với công tác đảm bảo ATTP tại các huyện, thị xã, thành phố; tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phê bình 4 đồng chí là chủ tịch UBND huyện, thành phố chưa tổ chức triển khai hoặc tổ chức triển khai thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu các mục tiêu, nhiệm vụ về ATTP được giao năm 2019.

Công tác quản lý điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tăng cường. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đã thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 312 cơ sở sản xuất, kinh doanh; lũy kế đến ngày 30-11-2019, đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 860 cơ sở; xác nhận kiến thức ATTP cho 1.200 chủ cơ sở và người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh; tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm cho 134 lượt hồ sơ. UBND cấp huyện đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 1.221 cơ sở, lũy kế đến ngày 30-11-2019, đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 4.862 cơ sở; tổ chức cho hơn 10.662 cơ sở ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; xác nhận kiến thức ATTP cho hơn 5.774 người lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. UBND xã, phường, thị trấn cấp hơn 75.000 giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ cho 52.740 tấn sản phẩm thực phẩm của các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

Công tác kiểm soát, ngăn ngừa sử dụng chất cấm, kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật đã được các cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP tích cực triển khai thực hiện; chủ động lấy mẫu để giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, kịp thời ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường. Sở Y tế đã lấy 3.481 mẫu thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm để giám sát ATTP tại các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, phát hiện 196 mẫu vi phạm (chiếm 5,6%); tổ chức giám sát, đảm bảo ATTP cho 9 sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của tỉnh, phân công đội cơ động phòng chống ngộ độc thực phẩm; thường xuyên cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá tình hình phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lấy 3.584 mẫu thực phẩm nông sản, thủy sản và nước môi trường nuôi thủy sản để giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; phát hiện 155 mẫu vi phạm (chiếm 4,3%), gồm: 57 sản phẩm từ thịt phát hiện phosphate vượt ngưỡng và hàn the; 81 mẫu thịt và sản phẩm từ thịt nhiễm vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép; 11 mẫu thủy sản phát hiện foocmon; 3 mẫu tôm đông lạnh phát hiện tạp chất và vi sinh vật vượt ngưỡng; 3 mẫu sản phẩm thủy sản có hàm lượng phosphate vượt ngưỡng. Các cơ quan quản lý cấp huyện đã lấy 2.008 mẫu giám sát ATTP, phát hiện 147 mẫu vi phạm, chiếm 7,3%.

Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP hiện vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không bảo đảm ATTP, không rõ nguồn gốc xuất xứ còn diễn biến phức tạp; công tác kiểm tra, kiểm soát thực phẩm từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó lực lượng cán bộ chuyên trách thực hiện công tác quản lý ATTP còn thiếu; ở cấp huyện, cấp xã hầu hết là kiêm nhiệm nên hiệu quả tham mưu quản lý Nhà nước về ATTP còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại một số địa phương, đơn vị chưa thực sự quyết liệt, chưa hiệu quả; chưa xem công tác đảm bảo ATTP là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; chưa phát huy vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao... Những tồn tại đòi hỏi các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, phối hợp liên ngành và chuyên ngành trong kiểm tra công tác bảo đảm ATTP, thực hiện xử lý các cơ sở vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật. Đồng thời tiếp tục tăng cường quản lý khâu lưu thông hàng hóa, phòng chống hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng ATTP, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bài và ảnh: Hà Phương


Bài Và Ảnh: Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]