(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế HTX.

Phát triển mô hình HTX VietGAP

Thời gian qua, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế HTX.

Phát triển mô hình HTX VietGAPMô hình sản xuất dưa Taki Nhật Bản theo tiêu chuẩn VietGAP của HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Thành, xã Nga Thành (Nga Sơn) cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm từng bước thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Thành, xã Nga Thành (Nga Sơn) đã đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới để sản xuất các loại rau, củ, quả ứng dụng công nghệ theo tiêu chuẩn VietGAP. Ban đầu, HTX xây dựng vùng sản xuất ứng dụng theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 3 ha. Đến nay, các xã viên HTX đã đầu tư mở rộng lên 6 ha diện tích sản xuất rau, quả và được Chi Cục đo lường chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Để bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra, HTX luôn giám sát, hướng dẫn hội viên sản xuất, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký các thông tin từ khi trồng, chăm sóc đến thu hoạch để tiện cho việc theo dõi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trên cơ sở được chứng nhận quy trình canh tác theo hướng VietGAP, HTX đứng ra cung cấp giống, vật tư nông nghiệp và định hướng tiêu thụ sản phẩm cho xã viên, bà con nông dân. Đồng thời, tổ chức các quy trình sơ chế, đóng gói, dán tem giúp khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Ông Vũ Văn Hoàng, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Thành, cho biết: Phát triển HTX VietGAP đã thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Ngoài lợi ích về kinh tế, mô hình HTX VietGAP còn cung cấp cho người dân, người tiêu dùng những sản phẩm nông nghiệp an toàn thực phẩm. Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới góp phần đưa năng suất cây trồng tăng lên 20%, thu nhập của nhiều mô hình cao gấp 4 - 5 lần so với sản xuất truyền thống. Sau khi được chứng nhận canh tác theo quy trình VietGAP, đến nay, việc thực hành sản xuất đã từng bước trở thành thói quen của các hộ thành viên tham gia HTX. Hiện nay HTX đang tiếp tục mở rộng khoảng 3 ha diện tích sản xuất rau, củ, quả trong nhà màng, nhà lưới theo quy trình VietGAP.

Toàn tỉnh hiện có 699 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Thời gian qua, được sự hướng dẫn, hỗ trợ của các cấp, ngành, các HTX trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất, kinh doanh theo hướng VietGAP, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện chuỗi liên kết với các doanh nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có 431 HTX tham gia liên kết sản xuất, hợp đồng tiêu thụ nông sản cho người dân và phần lớn tập trung ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới. Một số HTX nông nghiệp đã đầu tư ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, như: Công nghệ bảo quản lạnh, sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP... Nhờ đó, đã tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, việc đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng các khâu dịch vụ của các HTX nông nghiệp tạo thuận lợi cho người dân tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển mô hình HTX VietGAP ở các địa phương trong tỉnh hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn, do quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích sinh trưởng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vẫn tồn tại. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất đã được đầu tư nâng cấp nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của quy trình sản xuất VietGAP cũng như ứng dụng các hình thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến khác. Chính vì vậy, việc phát triển các HTX sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP là rất cần thiết, góp phần đẩy mạnh liên kết phát triển vùng nguyên liệu có chất lượng cung cấp cho doanh nghiệp chế biến, tạo thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện cho các HTX xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển sản phẩm OCOP.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]