(Baothanhhoa.vn) - Nhằm tạo cơ sở cho việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân, những năm qua, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP). Theo đó, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 45/2012/NQ-HĐND ngày 5-12-2012 về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2015; Nghị quyết số 151/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 về cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 152/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về an toàn thực phẩm

Nhằm tạo cơ sở cho việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân, những năm qua, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP). Theo đó, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 45/2012/NQ-HĐND ngày 5-12-2012 về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2015; Nghị quyết số 151/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 về cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 152/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020.

Nỗ lực xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về an toàn thực phẩm

Từ các cơ chế, chính sách khuyến khích, huyện Vĩnh Lộc đã nhân rộng các mô hình an toàn thực phẩm.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách do HĐND tỉnh ban hành, giai đoạn 2011-2015, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo ban hành và triển khai thực hiện Quyết định số 270/2011/QĐ-UBND ngày 21-1-2011 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1, đã hỗ trợ 34,07 tỷ đồng với diện tích được hưởng chính sách là 3.462 ha; Quyết định số 271/2011/QĐ-UBND ngày 21-1-2011 về cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đã hỗ trợ 29,02 tỷ đồng; Quyết định số 618/2013/QĐ-UBND ngày 19-2-2013 về cơ chế, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung, đã hỗ trợ 33,8 tỷ đồng...

Giai đoạn 2016-2020, đã ban hành và triển khai thực hiện Quyết định số 5643/2015/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 về cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 5637/2015/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 (đã phân bổ 404,906 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất 244,5 ha rau an toàn tập trung chuyên canh, 57,4 ha sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, duy trì kiểm soát chất lượng và dán tem hằng năm cho 374,5 ha sản xuất rau an toàn, xây dựng 74 cửa hàng kinh doanh rau an toàn; hỗ trợ 71,388 tỷ đồng nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, phát triển 23 khu trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP)); bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 192/2019/NQ-HĐND ngày 16-10-2019 của HĐND tỉnh về khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao (đã hỗ trợ 10 tỷ đồng cho diện tích 982 ha thực hiện theo chính sách); ban hành kế hoạch xây dựng các mô hình thí điểm về ATTP đến hết năm 2018, (13 mô hình thí điểm ATTP cấp tỉnh, 298 mô hình thí điểm ATTP cấp huyện). Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 7-4-2020 phê duyệt Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 22-10-2020 về đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025.

UBND cấp huyện đã ban hành cơ chế, chính sách hoặc bố trí ngân sách hỗ trợ xây dựng mô hình ATTP, như: huyện Bá Thước hỗ trợ trên 3,3 tỷ đồng xây dựng các mô hình đảm bảo ATTP, 1,9 tỷ đồng cho hoạt động quản lý ATTP; huyện Thạch Thành hỗ trợ 2,455 tỷ đồng xây dựng cửa hàng, chợ ATTP; huyện Nông Cống hỗ trợ 300 triệu đồng/chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, 20 triệu đồng/cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, 100 triệu đồng/xã ATTP; huyện Đông Sơn hỗ trợ 700 triệu đồng cho hoạt động của các tổ giám sát cộng đồng thôn, tổ giám sát ATTP tại chợ; huyện Thọ Xuân hỗ trợ 50 triệu đồng/cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, 50 triệu đồng/xã ATTP; huyện Như Thanh hỗ trợ 200 triệu đồng/chợ ATTP, 20 triệu đồng/cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn...

Các cơ chế, chính sách được triển khai thực hiện có hiệu quả, nhận được sự đồng thuận hưởng ứng của các địa phương, Nhân dân và doanh nghiệp trong tỉnh; hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt, quy mô sản xuất hàng hóa ngày càng lớn và đa dạng, đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo chất lượng ATTP; thúc đẩy việc huy động các nguồn lực của địa phương và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân mở rộng sản xuất; hình thành, kết nối các chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Đồng thời, giải quyết việc làm, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; thay đổi từ nhận thức đến hành động trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP càng trở nên cấp thiết. Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chương trình, đề án về ATTP, nhằm cụ thể hóa các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các bộ, ngành Trung ương về đảm bảo ATTP để thống nhất tổ chức thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Bài và ảnh: Tô Hà


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]