(Baothanhhoa.vn) - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 04). Qua 5 năm thực hiện, Nghị quyết 04 đã tạo sự chuyển biến rõ nét về công tác bảo đảm VSATTP.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đường còn dài!

Nhìn từ Nghị quyết 04

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 04). Qua 5 năm thực hiện, Nghị quyết 04 đã tạo sự chuyển biến rõ nét về công tác bảo đảm VSATTP.

Nhìn từ Nghị quyết 04

Huyện Nông Cống quan tâm xây dựng bếp ăn tập thể an toàn, bảo đảm sức khỏe cho trẻ. Ảnh: Anh Quân

Hướng đi đúng

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04, công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tổ chức, bộ máy về quản lý ATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã được thành lập và kiện toàn, phân công, phân cấp rõ ràng, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Chủ tịch UBND tỉnh đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo tỉnh; thành lập Văn phòng Điều phối về VSATTP tỉnh để tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh trong việc chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo ATTP. 100% các huyện, thị xã, thành phố đã thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo về quản lý VSATTP, văn phòng điều phối về VSATTP. 100% xã, phường, thị trấn thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo về quản lý VSATTP, ban nông nghiệp hoặc tổ đầu mối về ATTP. Ban chỉ đạo các cấp có quy chế hoạt động, phân công phụ trách các địa bàn, lĩnh vực cho từng thành viên nhằm triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về ATTP. UBND cấp xã đã thành lập tổ giám sát cộng đồng về ATTP thôn/bản/phố, tổ giám sát ATTP tại chợ; đến nay, có 4.357/4.357 thôn, bản, phố thành lập tổ giám sát cộng đồng về ATTP (đạt 100%) và 357/388 chợ thành lập tổ giám sát ATTP (đạt 92%). Qua đó, nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về ATTP của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm ngày càng được nâng lên; hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về ATTP được hoàn thiện; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn được hình thành và nhân rộng; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP đã phát huy hiệu quả; nguồn lực cho công tác đảm bảo ATTP được quan tâm đầu tư; MTTQ và các tổ chức đoàn thể đã tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động, giám sát về ATTP...

Cùng với đó, thực hiện Quyết định số 5643/2015/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 về ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 5637/2015/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 về ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020; tỉnh ta đã phân bổ 404,906 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất 244,5 ha rau an toàn tập trung chuyên canh, 57,4 ha sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, duy trì kiểm soát chất lượng và dán tem hằng năm cho 374,5 ha sản xuất rau an toàn, xây dựng 74 cửa hàng kinh doanh rau an toàn; hỗ trợ 71,388 tỷ đồng nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, phát triển 23 khu trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt VietGAP. Ngoài ra, tỉnh cũng ban hành kế hoạch xây dựng các mô hình thí điểm về ATTP đến hết năm 2018. Theo đó, hỗ trợ kinh phí xây dựng 13 mô hình thí điểm ATTP cấp tỉnh, 298 mô hình thí điểm ATTP cấp huyện; hỗ trợ 50 triệu đồng/chuỗi giá trị sản phẩm an toàn, từ 150 - 300 triệu đồng/mô hình giết mổ ATTP, từ 300 - 500 triệu đồng/chợ kinh doanh thực phẩm; 200 triệu đồng/xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chí ATTP; từ 1,5 - 3 triệu đồng/tổ giám sát ATTP tại chợ thực hiện mô hình; 700.000 đồng/tháng cho tổ giám sát cộng đồng thôn tại xã/phường/thị trấn thực hiện mô hình.

Nhiều địa phương đã ban hành cơ chế, chính sách hoặc bố trí ngân sách hỗ trợ xây dựng mô hình ATTP như: Huyện Bá Thước hỗ trợ trên 3,3 tỷ đồng xây dựng các mô hình đảm bảo ATTP, 1,9 tỷ đồng cho hoạt động quản lý ATTP; huyện Nông Cống hỗ trợ 300 triệu đồng/chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, 20 triệu đồng/cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, 100 triệu đồng/xã ATTP; huyện Đông Sơn hỗ trợ 700 triệu đồng cho hoạt động của các tổ giám sát cộng đồng thôn, tổ giám sát ATTP tại chợ; huyện Thọ Xuân hỗ trợ 50 triệu đồng/cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, 50 triệu đồng/xã ATTP; huyện Như Thanh hỗ trợ 200 đồng/chợ ATTP, 20 triệu đồng/cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn...

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường nguồn lực cho công tác đảm bảo ATTP được quan tâm thực hiện. UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí thực hiện chương trình VSATTP hàng năm cho các sở, ngành, cơ quan, đơn vị thực hiện công tác quản lý Nhà nước về ATTP; hỗ trợ kinh phí cho các ban của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh triển khai hoạt động bảo đảm ATTP... với tổng kinh phí đã phân bổ thực hiện từ năm 2017 đến nay khoảng 270 tỷ đồng. Ngoài ra, từ năm 2017 đến 2020, UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ 100 triệu đồng/năm/huyện, thị xã, thành phố; 15 triệu đồng/năm/xã, phường, thị trấn để các địa phương thực hiện công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về ATTP.

UBND cấp huyện, xã đã quan tâm bố trí nguồn ngân sách địa phương cho công tác đảm bảo ATTP trong 5 năm đạt trên 64 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ nguồn ngân sách cấp huyện trên 44,8 tỷ đồng, kinh phí từ nguồn ngân sách cấp xã trên 19,3 tỷ đồng.

... Và những “trái ngọt”

Nghị quyết 04 đi vào cuộc sống, đã huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận tham gia của các tầng lớp Nhân dân với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn được hình thành và nhân rộng. Việc xây dựng và phát triển mô hình xã, phường, thị trấn ATTP được tích cực triển khai thực hiện. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng, triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đạt được nhiều kết quả tích cực, đã hình thành các vùng sản xuất thực phẩm an toàn, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Điển hình như phong trào “Phụ nữ Thanh Hóa thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch và VSATTP vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”, đã giúp chị em phụ nữ các dân tộc trong tỉnh hiểu đúng, hiểu rõ về công tác ATTP cũng như khuyến khích, vận động hội viên phụ nữ thay đổi nhận thức, hành vi thực hiện sản xuất, chế biến và tiêu thụ an toàn. Đã có nhiều mô hình ra đời dựa trên ý tưởng sáng tạo của cán bộ, hội viên phụ nữ vừa tiết kiệm sản xuất, vừa đảm bảo ATTP được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả, như: Mô hình tưới nước điều hòa bằng cách chèn vải vụn, quần áo rách quanh gốc cây ăn quả để giữ ẩm cho cây giúp cây hấp thụ nước, phân tốt hơn, tiết kiệm chi phí, giảm rửa trôi, xói mòn (Thạch Thành); tận dụng phế liệu dây buộc kiện hàng đan thành các loại làn, giỏ đựng đồ gia dụng thân thiện với môi trường, không sử dụng túi ni lông khi đi chợ (TP Thanh Hóa); sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (Yên Định, Đông Sơn, Thiệu Hóa)... Hội đã chỉ đạo ra mắt 47 mô hình điểm “Chi hội phụ nữ tự quản về VSATTP” tại 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và tiếp tục nhân rộng đến 27 huyện, thị xã, thành phố.

Còn hội nông dân đã triển khai sâu rộng chương trình “Nông dân với VSATTP”, với trên 87% hội viên ký cam kết thực hiện đảm bảo VSATTP trong sản xuất, kinh doanh. Ở mỗi huyện, hội đã xây dựng được từ 1 - 2 mô hình về trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo ATTP. Trong năm 2017, hội đã tổ chức gần 100 lớp tập huấn VSATTP về: Thực hiện 10 nguyên tắc vàng VSATTP, cách lựa chọn những sản phẩm an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật nâng cao chất lượng thực phẩm cho nông dân.

Bên cạnh đó, MTTQ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh... cũng có nhiều phong trào thiết thực với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn mang lại hiệu quả cao.

Những “quả ngọt” sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 04 được chứng minh cụ thể qua những con số: tỷ lệ sản phẩm thực phẩm sản xuất, chế biến theo mô hình sản xuất lớn, tập trung đáp ứng quy định về ATTP đạt 100%; có 300 chợ kinh doanh thực phẩm đã được chứng nhận và hoàn thành các thủ tục công bố theo quy định chợ ATTP; tỷ lệ cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đáp ứng quy định về điều kiện ATTP đạt 100% so với chỉ tiêu được giao, tương đương 404/404 cửa hàng; tỷ lệ xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí ATTP đạt 72,8% (407/559 xã, phường, thị trấn)...

Bài 2: Ranh giới mong manh giữa chuẩn và chưa chuẩn.

Nhóm PV Phòng VH-XH


Nhóm PV Phòng VH-XH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]