(Baothanhhoa.vn) - Đến hết tháng 11-2019, trên địa bàn huyện Nga Sơn đã xây dựng được 30 cửa hàng cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT). Đây là kết quả của cả một quá trình nỗ lực thực hiện các giải pháp xây dựng chợ an toàn thực phẩm (ATTP) và cửa hàng kinh doanh TPAT, cùng với các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng ATTP mà huyện Nga Sơn đã và đang triển khai thực hiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nga Sơn phát triển hệ thống cửa hàng cung ứng thực phẩm an toàn

Đến hết tháng 11-2019, trên địa bàn huyện Nga Sơn đã xây dựng được 30 cửa hàng cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT). Đây là kết quả của cả một quá trình nỗ lực thực hiện các giải pháp xây dựng chợ an toàn thực phẩm (ATTP) và cửa hàng kinh doanh TPAT, cùng với các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng ATTP mà huyện Nga Sơn đã và đang triển khai thực hiện.

Huyện Nga Sơn phát triển hệ thống cửa hàng cung ứng thực phẩm an toàn

Một cửa hàng tạp hóa, thực phẩm an toàn tại thị trấn Nga Sơn.

Được biết việc xây dựng và phát triển hệ thống cửa hàng cung ứng TPAT được huyện Nga Sơn triển khai thực hiện từ năm 2017, theo Kế hoạch 135/QĐ–UBND ngày 16-8-2017 của UBND tỉnh về xây dựng mô hình thí điểm ATTP và Quyết định 335/QĐ–UBND ngày 24-1-2018 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu thực hiện công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Để xây dựng và phát triển hệ thống cửa hàng cung ứng TPAT, trước tiên, huyện đã kiện toàn và duy trì hoạt động của ban chỉ đạo ATTP, văn phòng điều phối vệ sinh ATTP cấp huyện. Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm cụ thể hóa cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, của huyện để các xã thực hiện đồng bộ và có hiệu quả. Thường xuyên cập nhật kiến thức và tăng cường thông tin, truyền thông phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP, nhất là Luật ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác bảo đảm ATTP hàng năm. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân phát triển các cửa hàng kinh doanh TPAT tại các xã, thị trấn, các khu dân cư. Ngoài ra, huyện còn chú trọng phát triển vùng trồng rau, quả an toàn, diện tích nông nghiệp công nghệ cao để cung ứng ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp bảo đảm chất lượng. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức cho các chủ cửa hàng kinh doanh TPAT; đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện ATTP. Cùng với đó, để đẩy mạnh công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn, huyện Nga Sơn đã tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành cấp huyện để kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi, mẫu nitrat trong rau quả, foocmol trong thủy sản, mẫu hàn the trong giò, chả và các mẫu phẩm màu trong thực phẩm. Tổ chức cho các chủ cửa hàng chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm ký cam kết bảo đảm ATTP trong quá trình hoạt động. Đồng thời, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến lĩnh vực ATTP.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp nói trên, tính đến hết tháng 11-2019, ngoài việc xây dựng được 30 cửa hàng TPAT, huyện còn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 100 cơ sở; xây dựng được 75 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm ATTP. Các nông sản, thực phẩm được bán tại các cửa hàng TPAT đều được sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, được kiểm soát chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, một số sản phẩm được dán tem xác nhận “Sản phẩm chuỗi cung ứng TPAT”.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc xây dựng và phát triển hệ thống cửa hàng cung ứng TPAT, song theo đánh giá của UBND huyện Nga Sơn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh TPAT trên địa bàn huyện chủ yếu có quy mô nhỏ, lẻ, theo phương thức hộ gia đình. Một số hộ sản xuất, kinh doanh theo thời vụ, địa điểm không cố định, các mặt hàng nông sản, thực phẩm được sản xuất theo chuỗi ATTP còn ít. Bên cạnh đó, do mức thu nhập hạn chế, nhiều người dân vẫn dùng các mặt hàng nông sản, thực phẩm rẻ tiền, không có nguồn gốc xuất xứ, nên sức tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thực phẩm tại các cửa hàng TPAT còn thấp.

Để đẩy mạnh phát triển hệ thống cửa hàng TPAT trên địa bàn, huyện Nga Sơn sẽ tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền về công tác bảo đảm ATTP đến đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là các hộ, đơn vị kinh doanh TPAT. Tạo điều kiện thuận lợi về hỗ trợ mặt bằng, kinh phí, hồ sơ chứng nhận đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia phát triển cửa hàng TPAT. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ của các mặt hàng TPAT.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]