(Baothanhhoa.vn) - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, huyện Đông Sơn đã có nhiều cách làm hay, mô hình điểm, qua đó tạo sự chuyển biến rõ nét, đồng thuận và quyết tâm cao của hệ thống chính trị về công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn, nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Đông Sơn xây dựng các mô hình điểm an toàn thực phẩm

Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, huyện Đông Sơn đã có nhiều cách làm hay, mô hình điểm, qua đó tạo sự chuyển biến rõ nét, đồng thuận và quyết tâm cao của hệ thống chính trị về công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn, nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm được nâng lên rõ rệt.

Lực lượng chức năng kiểm tra mô hình chợ an toàn thực phẩm tại chợ xã Đông Văn.

Thực hiện Kế hoạch 135/KH-UBND ngày 16-8-2016 của UBND tỉnh về xây dựng các mô hình thí điểm ATTP trên địa bàn tỉnh, UBND huyện đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo thực hiện, kết quả bước đầu đã đạt được 14 mô hình gồm: 3 mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, 2 mô hình chợ an toàn, 5 mô hình cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, 2 mô hình bếp ăn tập thể ATTP, 2 mô hình xã, thị trấn ATTP. Các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn được đầu tư với quy mô sản xuất tập trung, diện tích sản xuất an toàn tăng lên.

Tại xã Đông Văn, đã xây dựng 1 chuỗi thịt lợn an toàn và 1 chuỗi về sản xuất lúa, gạo an toàn. Mô hình chuỗi thịt lợn với sự tham gia của 3 hộ gia đình và trang trại chăn nuôi: Ông Thiều Văn Thành, thôn Văn Bắc; ông Lê Văn Luật, thôn Văn Nam và ông Thiều Văn Hoàn, thôn Văn Bắc, các hộ đã ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn. Đồng thời được cán bộ thú y xã hướng dẫn các hộ chăn nuôi theo quy trình chăn nuôi lợn an toàn... Sản phẩm thịt được tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi cung ứng tại chợ Đông Văn, các chợ và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện, tỉnh khi có đơn đặt hàng. Mô hình chuỗi lúa gạo an toàn thông qua hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bước đầu đã hình thành 2 vùng sản xuất lúa Bắc thơm số 7 tập trung với tổng diện tích 74,9 ha, tại các thôn: Văn Bắc, Văn Nam, Văn Trung; vùng 2 tại các thôn Văn Thắng, Văn Nam và Văn Đoài với 305 hộ tham gia. UBND xã giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp thực hiện ký hợp đồng với các hộ dân thực hiện các khâu (từ khâu làm đất, cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty thu mua lúa trên địa bàn). Năm 2018 đã thực hiện ký kết hợp đồng với Công ty Sao Khuê - xã Đông Hoàng thực hiện bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân; gạo được tiêu dùng chủ yếu thông qua các cửa hàng kinh doanh lương thực trên địa bàn TP Thanh Hóa và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn huyện.

Hiện trên địa bàn huyện đã xây dựng được 5 mô hình cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn xã Đông Văn, xã Đông Hoàng, thị trấn Rừng Thông và xã Đông Minh, trong đó xây dựng được 4 cửa hàng, có 2 cửa hàng đã đi vào hoạt động kinh doanh thực phẩm an toàn; 2 cửa hàng đã đầu tư xây dựng xong tại khối 6 thị trấn Rừng Thông và thôn 1, xã Đông Minh; 1 cửa hàng tại xã Đông Văn đã có chủ đầu tư, đang lựa chọn địa điểm xây dựng. Các mô hình cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đã được các địa phương có cơ chế hỗ trợ cho mượn đất, không thu tiền sử dụng đất; huyện đã bố trí kinh phí để hỗ trợ in tem xác nhận “sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn” tích hợp với tem thông minh phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, mức hỗ trợ 3 triệu/cửa hàng/năm; hỗ trợ 1 lần 50 triệu/cửa hàng để xây dựng cửa hàng.

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, phấn đấu đến cuối năm 2018 toàn huyện Đông Sơn có 15/15 xã, thị trấn đạt tiêu chí ATTP, huyện xác định rõ nhiệm vụ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo chuyển biến rõ về công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Ông Trần Anh Chung, Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn cho biết: UBND huyện chỉ đạo 15/15 xã, thị trấn rà soát, đánh giá mức độ hoàn thành 8 nhóm tiêu chí theo quy định của UBND tỉnh, ban hành quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, phường, thị trấn ATTP trên địa bàn tỉnh và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị công nhận xã, thị trấn ATTP trước tháng 10-2018. Huyện cũng lấy kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý ATTP để làm tiêu chí đánh giá thi đua, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm 2018. Bên cạnh đó huyện Đông Sơn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, nâng cao kiến thức về VSATTP cho cán bộ quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhân dân; tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu nông sản sạch, qua đó tạo sự kết nối, liên kết giữa người sản xuất và tiêu dùng, tăng liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về ATTP; tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện VSATTP... Huyện sẽ tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo chuyển biến rõ về công tác bảo đảm ATTP và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về VSATTP.


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]