(Baothanhhoa.vn) - Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp nên sản xuất nông nghiệp của huyện Hà Trung đã có sự thay đổi rõ rệt, dần hình thành những vùng sản xuất tập trung, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn.

Hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp ở huyện Hà Trung

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp nên sản xuất nông nghiệp của huyện Hà Trung đã có sự thay đổi rõ rệt, dần hình thành những vùng sản xuất tập trung, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn.

Hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp ở huyện Hà TrungSản xuất bánh lá răng bừa – sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP cấp tỉnh, tại xã Hà Lai.

Xác định điểm tựa vững chắc cho việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả là tích tụ, tập trung đất đai. Vì thế, trong quá trình thực hiện dồn đổi ruộng đất, dù gặp phải không ít khó khăn, song với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, những nút thắt dần được tháo gỡ. Trong đó, huyện tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức, làm thay đổi tư duy canh tác lạc hậu vốn đã cố hữu của người nông dân. Từ năm 2016 đến nay, huyện đã thực hiện dồn đổi ruộng đất ở hầu hết các xã, với tổng diện tích hơn 1.500 ha, tổng số thửa giảm từ 75.000 thửa, còn 13.000 thửa; trước dồn đổi, bình quân mỗi hộ có 8,18 thửa, sau giảm còn 2,04 thửa. Sau thực hiện dồn đổi, tích tụ, tập trung đất đai, trên địa bàn huyện dần hình thành các vùng chuyên canh sản suất, hiệu quả kinh tế cao, như: lúa nếp hạt cau xã Hà Lĩnh (120 ha), nếp cái hoa vàng xã Hà Long (100 ha), với năng suất 4 tấn/ha/vụ, giá trị gấp 1,8 - 2 lần so với sản xuất lúa tẻ thông thường; trồng dứa tại các xã Hà Long (320 ha), Hà Vinh (20 ha), lợi nhuận đạt 100 - 110 triệu đồng/ha/năm; trồng dưa chuột khoảng 100 ha tại các xã Hà Giang, Hà Long, Hà Lĩnh, lợi nhuận đạt 100 - 120 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện chuyển đổi được 1.044,7 ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất các loại cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa trước kia. Đồng thời, hình thành các mô hình trồng cây dược liệu như cà gai leo, nấm Linh Chi; mô hình trồng cây ăn quả áp dụng công nghệ tưới nước theo phương pháp nhỏ giọt; trồng cây keo lai bầu hữu cơ, bưởi đỏ Hòa Bình, dưa lưới Nhật Bản, ổi không hạt, cam Đường Canh; thử nghiệm các giống lúa mới để đưa vào sản xuất. Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện triển khai thực hiện và bước đầu đem lại hiệu quả, với sản phẩm được công nhận, như: bánh lá răng bừa Hà Lai, mắm tép Hà Yên, nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang của xã Hà Long; dầu lạc nguyên chất tại xã Hà Đông...

Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung còn khó khăn, hạn chế. Việc sản xuất theo hướng chất lượng, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... chưa được người nông dân thật sự quan tâm bởi giá bán sản phẩm sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm không cao hơn so với giá bán sản phẩm thông thường, trong khi chi phí sản xuất cao. Nhiều hộ nông dân chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu của tái cơ cấu nông nghiệp, chưa thay đổi tập quán trong sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sản xuất, chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ làm cản trở quá trình cơ giới hóa; tổ chức sản xuất chưa đồng bộ nên khó khăn cho việc triển khai tái cơ cấu. Vai trò hoạt động của HTX chưa đủ mạnh để vận động thành viên tham gia tổ chức sản xuất đáp ứng theo yêu cầu của thị trường, thực hiện liên kết chuỗi giá trị chưa chặt chẽ và bền vững. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế so với vị trí, vai trò và yêu cầu phát triển, hiệu quả đầu tư chưa cao; khả năng nhân rộng mô hình có hiệu quả kinh tế vào sản xuất đại trà hạn chế.

Để nâng cao hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện khuyến khích, đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để hình thành nhiều cánh đồng lớn hoặc các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Nhân rộng các mô hình chăn nuôi tiên tiến, xây dựng, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, gà, trứng. Hình thành các trang trại chuyên sản xuất, cung ứng con giống lợn, gia cầm có chất lượng cao; quản lý chặt chẽ chất lượng con giống; cải tạo con giống lợn có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường; quản lý tốt thức ăn, thuốc thú y và chất phụ gia trong chăn nuôi, chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt, an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh an toàn sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]