(Baothanhhoa.vn) - Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, huyện Vĩnh Lộc đã có nhiều cách làm hay, mô hình điểm, tạo sự chuyển biến về công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển biến trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở huyện Vĩnh Lộc

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, huyện Vĩnh Lộc đã có nhiều cách làm hay, mô hình điểm, tạo sự chuyển biến về công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn.

Chuyển biến trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở huyện Vĩnh Lộc

Khu vực bán thực phẩm tươi sống tại chợ Giáng.

Thực hiện các chỉ tiêu được giao, huyện Vĩnh Lộc đã tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về đảm bảo ATTP nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về ATTP trong cộng đồng. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về ATTP nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về ATTP; kiểm soát, bảo đảm VSATTP trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân. Về chỉ tiêu xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (tổng số chuỗi được giao 8 chuỗi: 3 chuỗi lúa gạo, 3 chuỗi rau, củ, quả, 1 chuỗi thịt, 1 chuỗi thủy sản), đến ngày 30-5-2019 đã thực hiện được 3/3 chuỗi cung ứng lúa gạo; đã thực hiện xong 3/3 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn, gồm 1 chuỗi rau, củ, quả của HTX Vĩnh Thành với diện tích 2,5 ha đã có chứng nhận VietGAP với Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa (đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Trường Mầm non Vĩnh Thành, sản lượng đạt 60 tấn); 1 chuỗi rau của HTX Vĩnh Quang với diện tích 4 ha khoai tây. HTX dịch vụ nông nghiệp đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với Công ty GVA ở Hà Nội với sản lượng 25 tấn; 1 chuỗi rau ở xã Vĩnh Khang với diện tích 10 ha ngô ngọt đang thực hiện và ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Đối với chuỗi cung ứng thủy sản an toàn có 5 hộ tham gia với diện tích 10 ha (đối tượng cung ứng là cá chép, cá trắm cỏ, cá chuối, đã ký cam kết và đang thực hiện, sẽ hoàn thành trong tháng 11-2019). Đối với chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn đã thực hiện xong 1 chuỗi ở xã Vĩnh Long (quy mô 10.000 con, chuỗi chăn nuôi gà của hộ ông Trịnh Văn Long, thôn Bèo, xã Vĩnh Long và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩn với Công ty TNHH thu mua gia cầm HAPPY FARM, sản lượng 25 tấn). Tổng khối lượng thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua các chuỗi cung ứng thực phẩm đã thực hiện: Gạo 2.355 tấn; rau, quả 1.187 tấn; thịt gia súc, gia cầm 717 tấn; thủy sản 320 tấn/khối lượng được giao...

Chỉ tiêu xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm ATTP đã hoàn thành 3/3 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (các xã Vĩnh Long, Vĩnh Hòa, Vĩnh An). Chỉ tiêu xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm đã hoàn thành 8 chợ (chợ Eo Lê – Vĩnh Quang; chợ Còng – xã Vĩnh Hưng; chợ Bỉn – xã Vĩnh Hòa; chợ xã Vĩnh Hùng; chợ Cung – xã Vĩnh Minh; chợ Bòng – xã Vĩnh Tân; chợ Hôm – xã Vĩnh Thịnh; chợ Hang – xã Vĩnh An)/chỉ tiêu được giao 10 chợ hạng III. Còn 2 chợ (chợ Tây – xã Vĩnh Tiến, chợ Bèo - xã Vĩnh Long) không hoạt động nên được UBND tỉnh cho rời ra khỏi quy hoạch chợ và được thay bằng cửa hàng (2 cửa hàng của xã Vĩnh Tiến và cửa hàng của xã Vĩnh Long đã đi vào hoạt động).

Tại xã Vĩnh Long, chính quyền và các đoàn thể đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân về bảo đảm VSATTP. Nhiều hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ đã đầu tư chuồng trại chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học, ký hợp đồng đầu ra với công ty thu mua thực phẩm sạch. Nhờ đó, sản phẩm được tiêu thụ ổn định, đem lại thu nhập cao.

Ông Hoàng Văn Lơi, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Long cho biết: Trên địa bàn, các chỉ tiêu VSATTP đặt ra đều triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra và đạt sớm so với chỉ tiêu huyện giao. Toàn xã hiện có 194 cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP. Xã đã xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm an toàn, khu giết mổ tập trung an toàn, bếp ăn tập thể an toàn và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Cuối tháng 5-2019, xã được tổ thẩm định đánh giá đạt các tiêu chí về ATTP.

Như vậy, đến thời điểm này huyện Vĩnh Lộc có 4 xã, thị trấn đã được Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt tiêu chí ATTP, 12 xã còn lại đã hoàn thành 4 nhóm tiêu chí với 16 nội dung và được Tổ thẩm định xã, phường, thị trấn ATTP tỉnh đánh giá đạt tiêu chí ATTP và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc, được biết: Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, nên ngay từ đầu năm các đơn vị liên quan đã tập trung triển khai thực hiện các kế hoạch, quyết định theo quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành đã từng bước được nâng cao về hiệu quả phát hiện và xử lý vi phạm nên đã tạo được sự răn đe đối với các cơ sở làm ăn phi pháp, mặt khác được nhân dân và các hộ kinh doanh chân chính hết sức đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, nguồn lực cho công tác bảo đảm VSATTP được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư. Cùng với đó, nhằm đẩy nhanh tốc độ xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chính sách liên quan. Cụ thể: Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách khuyến khích tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định số 5643/2015/QĐ-UBND, ngày 31-12-2015 của UBND tỉnh; chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định số 5637/2015/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 của UBND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020... Ngoài ra, huyện đã ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách huyện cho công tác bảo đảm VSATTP năm 2019...

Để bảo đảm mục tiêu hoàn thành tiến độ xây dựng 100% xã, thị trấn ATTP trong 6 tháng cuối năm, cấp ủy, chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể huyện Vĩnh Lộc tiếp tục chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về ATTP; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý ATTP, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm chủ động, tự giác bảo đảm VSATTP.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]