(Baothanhhoa.vn) - Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt với việc triển khai Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, nhận thức, kiến thức, trách nhiệm bảo đảm ATTP của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm được nâng lên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt với việc triển khai Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, nhận thức, kiến thức, trách nhiệm bảo đảm ATTP của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm được nâng lên.

Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Các mô hình kinh doanh, chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn được hình thành và nhân rộng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP của các cấp, các ngành được phân định rõ ràng; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn được hình thành và nhân rộng; công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành và xử lý vi phạm về ATTP đã phát huy hiệu quả...

Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm ATTP vẫn còn hiện hữu. Tình trạng mua bán, sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, ngoài danh mục cho phép sử dụng còn diễn ra; việc kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư vẫn khó khăn; tỷ lệ mẫu thịt gia súc, gia cầm tại cơ sở giết mổ và kinh doanh nhiễm vi sinh vật vẫn còn; việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm pháp luật, đặc biệt là kinh doanh, quảng cáo trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội; tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm đã có kiểm soát nhưng nguy cơ vẫn cao. Đặc biệt, do tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nên vừa phải cảnh giác trong phòng chống dịch, vừa bảo đảm phát triển sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới.

Trước thực trạng trên và theo sự chỉ đạo của Trung ương, Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh tổ chức triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2021, với chủ đề: “Đảm bảo ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”.

Trao đổi với đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh Đầu Thanh Tùng, được biết, trong tháng hành động sẽ tăng cường công tác thông tin, truyền thông về ATTP, nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Đẩy mạnh công tác kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các địa phương trọng điểm, có đường biên giới, cửa khẩu nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm. Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng trong việc tuân thủ pháp luật về ATTP đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm; kịp thời xử lý các sự cố mất ATTP trên địa bàn quản lý.

Trong tháng hành động, tại cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh giao Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông về ATTP bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Tại cấp huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp như: tổ chức lễ phát động, diễu hành, hội nghị...; các hoạt động truyền thông phải bảo đảm phù hợp, thiết thực, hiệu quả, kết hợp tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19. Qua đó tạo nên đợt cao điểm phát động chiến dịch truyền thông pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm trên phạm vi toàn tỉnh.

Cùng với đó, biểu dương, quảng bá các sản phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn với thông điệp “Bảo đảm ATTP là xây dựng, củng cố niềm tin, uy tín sản phẩm Việt Nam và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với quốc tế”, nhằm khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản của địa phương.

Ngoài ra, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về ATTP gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời, viết bài, tuyên truyền trên các ấn phẩm và sản xuất các tài liệu truyền thông về đảm bảo ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Từ ngày 15-4 đến ngày 15-5-2021 sẽ tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tại cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo danh sách đã được phê duyệt tại Phụ lục 2, Kế hoạch số 251/KH-BCĐ ngày 23-11-2020 về kiểm tra liên ngành ATTP trên địa bàn tỉnh năm 2021. Tại cấp huyện, thành lập các đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý theo kế hoạch, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh tiến hành kiểm tra.

Qua đó, xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.

Bài và ảnh: Hà Bắc


Bài và ảnh: Hà Bắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]