(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, hệ thống hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng. Trong đó nhiều cơ sở đã đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các kỹ thuật cao và cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, giảm quá tải cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và đóng góp quan trọng vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập

Những năm gần đây, hệ thống hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng. Trong đó nhiều cơ sở đã đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các kỹ thuật cao và cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, giảm quá tải cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và đóng góp quan trọng vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập

Ngành y tế Sầm Sơn tănng cường kiểm tra, giám sát tại cơ sở hành nghề ngoài công lập.

Theo báo cáo của Phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân (HNYDTN) (Sở Y tế), trên địa bàn tỉnh hiện có 1.145 cơ sở hành nghề y, 2.818 cơ sở hành nghề dược ngoài công lập (không tính tủ thuốc trạm y tế xã), trong đó có 11 bệnh viện tư nhân; 53 phòng khám đa khoa, 546 phòng khám chuyên khoa; 19 phòng khám chẩn đoán hình ảnh; 3 phòng xét nghiệm; 83 cơ sở dịch vụ y tế... Những con số về hệ thống hành nghề y, dược ngoài công lập sẽ còn tiếp tục tăng về số lượng, quy mô dịch vụ cũng như các hình thức tổ chức. Do đó, Sở Y tế đã và đang nỗ lực tăng cường công tác quản lý, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Triển khai, thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 27-4-2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế đã tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác quản lý hoạt động HNYDTN. Các sở, ban, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ đã tổ chức hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở hành nghề y, dược hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tại các huyện, thị xã, thành phố, có 3 huyện đã ban hành chỉ thị của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường quản lý hoạt động HNYDTN; 11 huyện, thị xã, thành phố ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 07/CT-UBND; 18 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập đoàn liên ngành tổ chức kiểm tra về hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập... Vì thế, nhìn chung, các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công tập trên địa bàn tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động khám, chữa bệnh, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược ngoài công lập.

Tuy nhiên, hoạt động của một số cơ sở HNYDTN vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, mặc dù đã có quy định bác sĩ khám, chữa bệnh kê đơn, không được trực tiếp bán thuốc nhưng tình trạng này vẫn diễn ra ở một số các cơ sở y, dược ngoài công lập.

Trao đổi với bà Khương Thị Tịnh, Trưởng Phòng Y tế huyện Thọ Xuân, được biết, trên địa bàn huyện có 220 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập, gồm: 167 cơ sở kinh doanh thuốc tân dược, 53 cơ sở y. Huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý Nhà nước về HNYDTN; tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức cho 213 chủ cơ sở HNYDTN trên địa bàn huyện; kiểm tra công tác quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực y tế tại một số địa phương. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở hoạt động hành nghề có quy mô nhỏ, do đó công tác quản lý cơ sở gặp rất nhiều khó khăn. Đoàn kiểm tra liên ngành HNYDTN theo Quyết định số 882/QĐ-UBND ngày 15-5-2019 của UBND huyện và đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 huyện tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động tại 18 cơ sở HNYDTN thì có 16 cơ sở vi phạm bị xử phạt với số tiền 87.500.000 đồng. Các vi phạm chủ yếu là không công khai tên người hành nghề, thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụ y tế, giá thuốc; hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn; không mở sổ ghi chép đầy đủ; không bảo đảm trang phục y tế trong quá trình hoạt động; sắp xếp thuốc chưa khoa học, hợp lý...

Thực hiện Chỉ thị 07/CT-UBND, Sở Y tế đã tiến hành 4 cuộc thanh tra, kiểm tra 79 cơ sở, xử phạt vi phạm 421.250.000 đồng; kiểm tra, giám sát chất lượng, lấy mẫu kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng 522 cơ sở, tiến hành lập biên bản làm việc chuyển thanh tra xử lý vi phạm 11 cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh và 1 bệnh viện tư nhân (Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng). UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra 1.116 cơ sở, có 238 cơ sở vi phạm bị xử phạt 412.150.000 đồng. Sở Khoa học và Công nghệ thanh tra năng lượng nguyên tử trong sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ tại 23 cơ sở (với các thiết bị gồm: 29 máy Xquang thường quy; 6 máy CT-Scanner; 1 máy Xquang tăng sáng truyền hình), phát hiện vi phạm và xử phạt với tổng số tiền 29.000.000 đồng. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa kiểm tra 581 vụ, xử lý vi phạm 521 vụ với số tiền 1.849,7 triệu đồng, trong đó phạt hành chính 1.585,6 triệu đồng, trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy 264,1 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu là hành nghề không có giấy phép hoạt động; hoạt động hành nghề không đúng địa điểm ghi trong giấy phép; còn sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề; hành nghề không đảm bảo điều kiện về nhân lực (nhân lực chưa đầy đủ theo quy định)...

Ông Bùi Hồng Thủy, Trưởng Phòng Quản lý HNYDTN (Sở Y tế) cho biết: Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược ngoài công lập, sở tiếp tục tăng cường tập huấn và tuyên truyền, phổ biến Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Dược và các văn bản mới quy định về hành nghề y, dược cho các tổ chức, cá nhân hành nghề trên địa bàn toàn tỉnh; nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, của người dân trong giám sát công tác khám, chữa bệnh, hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân. Bên cạnh đó, tiến hành kiện toàn, nâng cao năng lực, chất lượng thanh, kiểm tra và kiên quyết thực thi chế tài xử lý vi phạm, xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm trật tự, kỷ cương trong khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cơ sở y tế, người hành nghề y, dược và người dân. Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập có vi phạm pháp luật về y tế, tính chất, mức độ vi phạm, hình thức xử phạt để nhân dân biết nhằm tăng tính răn đe và phòng ngừa tái phạm. Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin và thực hiện công bố, đăng tải các thông tin, dữ liệu có liên quan đến hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập theo quy định hiện hành lên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa Sở Y tế và UBND cấp huyện và các sở, ngành có liên quan nhằm nắm bắt kịp thời, phối hợp ngăn chặn, xử lý các vi phạm, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của cơ sở.

Bài và ảnh: Tô Hà


Bài Và Ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]