(Baothanhhoa.vn) - Đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là những đối tác lớn với các mặt hàng chủ lực như dăm gỗ, hàng may mặc, tinh bột sắn... Vì vậy, kết thúc năm 2023, giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt 5,06 tỷ USD, bằng 93,5% kế hoạch. Tuy mục tiêu, kế hoạch không đạt như kỳ vọng nhưng kết quả này cho thấy sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trên địa bàn.

Xuất khẩu một năm nỗ lực vượt khó

Đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là những đối tác lớn với các mặt hàng chủ lực như dăm gỗ, hàng may mặc, tinh bột sắn... Vì vậy, kết thúc năm 2023, giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt 5,06 tỷ USD, bằng 93,5% kế hoạch. Tuy mục tiêu, kế hoạch không đạt như kỳ vọng nhưng kết quả này cho thấy sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trên địa bàn.

Xuất khẩu một năm nỗ lực vượt khóCông ty TNHH Giày Venus Việt Nam (huyện Hà Trung) đang tạo việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động trên địa bàn huyện.

Những ngày này, 600 công nhân may của Công ty TNHH SOTO, xã Tiên Trang (Quảng Xương) vẫn đang miệt mài làm việc để kịp cho các đơn hàng xuất khẩu. Ông Phạm Đình Hải, giám đốc công ty cho biết: "Hàng may mặc do đơn vị gia công đều được xuất đi thị trường Mỹ. Hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực gia công các mặt hàng may mặc xuất khẩu, công ty luôn lấy chữ tín làm đầu, hàng đảm bảo chất lượng, giao hàng đúng hẹn nên đã xây dựng được mối quan hệ tốt và lâu năm với khách hàng. Chính vì vậy, có những thời điểm, nhiều doanh nghiệp may phải đối mặt với khó khăn do thiếu đơn hàng, thậm chí không có nhưng các đơn hàng của công ty từ phía đối tác không bị sụt giảm. Ngược lại, công ty đã ký được nhiều đơn hàng, đảm bảo cho người lao động có việc làm kéo dài đến hết tháng 8/2024. Tuy nhiên, do giá đơn hàng giảm 30% so với trước nên lợi nhuận sụt giảm nên thu nhập của công nhân dù đang thực hiện tăng ca nhưng chỉ đạt từ 7 - 9 triệu đồng/người/tháng, giảm từ 3 - 6 triệu đồng so với năm 2022.

Là doanh nghiệp chuyên may các loại quần áo thời trang xuất khẩu đi Mỹ và Canada, Công ty TNHH DaehanGlobal, xã Hoằng Kim (Hoằng Hóa) hiện đang tạo việc làm ổn định cho 800 lao động, với mức thu nhập 8 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Mạnh Quyền, giám đốc công ty cho biết: "Tuy mới đi vào hoạt động từ tháng 10/2020 nhưng công ty đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng. Nhờ đó, các đơn hàng từ phía đối tác luôn duy trì ổn định, không bị đứt gãy, góp phần đem lại giá trị xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2021, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp chỉ đạt 1,7 triệu USD, năm 2022, tăng lên 3,5 triệu USD, đến năm 2023, giá trị xuất khẩu đã tăng lên 4,5 triệu USD. Hiện tại công ty đã ký được các đơn hàng, đảm bảo cho người lao động làm việc đến hết tháng 5/2024".

Xuất khẩu một năm nỗ lực vượt khóCông ty TNHH DaehanGlobal, xã Hoằng Kim (Hoằng Hóa) hiện đang tạo việc làm ổn định cho 800 lao động.

Thông tin từ Sở Công Thương, năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ở 68 thị trường với các nhóm ngành, lĩnh vực như giày dép, may mặc, nông sản, vật liệu xây dựng... Mặc dù, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhiều hơn và thị trường cũng được mở rộng hơn so với cùng kỳ. Song, do thị trường xuất khẩu không mấy thuận lợi, các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nga... bị ảnh hưởng bởi lạm phát, xung đột chính trị... nên giá cả nguyên, nhiên liệu đầu vào cũng như lãi suất ngân hàng tăng cao, khiến doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc thực hiện phương châm hành động của Chính phủ trong năm 2023 là “Đoàn kết, kỷ cương - bản lĩnh, linh hoạt - đổi mới, sáng tạo - kịp thời, hiệu quả”, Sở Công Thương đã phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu nhiều giải pháp để khơi thông thị trường, ổn định sản xuất. Đồng thời tích cực tuyên truyền, hướng dẫn để các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP. Trên tinh thần đó, các doanh nghiệp đã chủ động, linh hoạt tìm giải pháp ứng phó, ưu tiên tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường mới, tận dụng tối đa các đơn hàng, kể cả đơn hàng ngắn để đảm bảo duy trì sản xuất và giữ chân người lao động. Nhờ đó, xuất khẩu tháng 12 của các doanh nghiệp đã có sự phục hồi và tăng 12,3% so với tháng trước, nhất là các sản phẩm chủ lực như may mặc, giày dép, dăm gỗ, hoa quả đóng hộp... góp phần đưa tổng giá trị xuất khẩu năm 2023 ước đạt 5,06 tỷ USD.

Mặc dù, kết quả xuất khẩu năm 2023 chỉ đạt 93,5% so cùng kỳ và bằng 93,7% so với kế hoạch năm, song đây là sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực này sẽ được các doanh nghiệp phát huy hơn nữa, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xuất khẩu trong năm 2024 của tỉnh đạt 6 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2023.

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]