Xử lý nghiêm hành vi phát tán dịch bệnh
Theo cảnh báo của Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), dịch tả lợn châu Phi vẫn còn rất phức tạp. Đến giữa tháng 7/2025 cả nước còn hơn 300 ổ dịch chưa qua 21 ngày. Một số ổ dịch viêm da nổi cục, cúm gia cầm, lở mồm long móng xuất hiện rải rác gia tăng gánh nặng cho công tác phòng chống dịch.
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc càng trở nên hiện hữu khi thời gian này đã bước vào mùa mưa môi trường rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, lây lan. Trong khi đó, biên chế cán bộ thú y của các xã mới thành lập sau sáp nhập khá ít.
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Cục Chăn nuôi và Thú y vừa diễn ra, nhiều đại biểu nêu vấn đề ý thức của người chăn nuôi đang là một trong những rào cản đối với công tác phòng, chống dịch bệnh.
Chúng ta đều biết hậu quả của dịch bệnh trên đàn gia súc trong những năm qua gây khó khăn như thế nào cho ngành chăn nuôi và thị trường. Thế nhưng, một bộ phận không nhỏ nông hộ - là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ sự an toàn chăn nuôi vẫn thờ ơ, vô cảm với an nguy của ngành cũng như cộng đồng.
Sự việc đáng tiếc ấy vừa xảy ra trên địa bàn Thanh Hóa khi lực lượng chức năng thống kê được hơn 100 xác lợn chết bị người dân vứt bỏ trên một số tuyến kênh thuộc hệ thống kênh Bái Thượng. Trong đó có xác lợn đã phân hủy, nguy cơ phát tán mầm bệnh rất cao.
Một khi dịch bệnh chưa được ngăn chặn, thì khả năng tái đàn của hộ chăn nuôi rất thấp, người tiêu dùng chắc chắn phải hứng chịu hậu quả của việc tăng giá thịt.
Để dịch bệnh được kiểm soát từ sớm, mầm bệnh được xử lý từ gốc, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa khuyến cáo người dân khi phát hiện lợn có biểu hiện mắc bệnh cần báo ngay cho chính quyền hoặc cán bộ thú y địa phương. Tuy nhiên, nhiều người dân chưa chấp hành một phần vì còn thiếu sự giám sát, xử lý nghiêm minh. Việc vứt xác lợn chết xuống kênh mương vừa rồi không phải lần đầu. Trước đó không ít lần người chăn nuôi vứt xác động vật chết ra môi trường nhưng ít người bị xử lý hoặc chưa bị xử lý đúng mức.
Điều 5 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y quy định: Phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời cho UBND cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện và biết động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm; phạt tiền từ 5 đến 6 triệu đồng đối với việc vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường; đồng thời buộc phải tiêu hủy sản phẩm động vật, xác động vật đã vứt ra môi trường.
Quy định pháp luật đã có, và với hệ thống camera ở các địa bàn dân cư, đường giao thông, không khó để cơ quan chức năng phát hiện đối tượng vi phạm. Nếu vừa tuyên truyền tốt lại xử lý nghiêm người vi phạm để răn đe, thì tình trạng vứt động vật chết ra môi trường tự nhiên sẽ chấm dứt.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2025-07-25 23:39:00
Hỗ trợ chính quyền và Nhân dân sau sáp nhập
-
2025-07-25 21:01:00
Giữ “hồn quê” trong diện mạo mới
-
2025-07-25 20:41:00
“Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”
Dự báo thời tiết đêm 25 ngày 26/7/2025
Vinamilk “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động
[Infographics] - 3 chế độ, chính sách cho công chức tự nguyện xin thôi việc
Xã Thanh Quân tọa đàm kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ
Dự báo thời tiết đêm 24 ngày 25/7/2025
Du lịch miền núi Thanh Hóa phục hồi sau bão Wipha
Đi phỏng vấn cần mang theo gì để thể hiện sự chuyên nghiệp?
18 giờ chiều nay (24/7), hồ Cửa Đạt xả lũ
Cận cảnh Cung văn hóa thiếu nhi hiện đại bậc nhất xứ Thanh