Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức công đoàn từ cấp tỉnh đến cơ sở đã nghiêm túc quán triệt, triển khai tổ chức học tập, xây dựng chương trình hành động và kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn trong nhiệm kỳ, cụ thể hóa thực hiện theo từng năm và đạt được những kết quả nổi bật.
Công nhân Công ty TNHH May Man Seon Global (Vĩnh Lộc) trong ca sản xuất.
Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW, các cấp công đoàn Thanh Hóa với trách nhiệm cao đã chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy đảng trong công tác lãnh đạo, triển khai thực hiện chương trình hành động, đẩy mạnh công tác phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành chức năng, kịp thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quyết liệt, khoa học, đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống. Theo đó, các cấp công đoàn đã tham mưu với cấp ủy cùng cấp, phối hợp với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, quán triệt đầy đủ các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gắn việc tuyên truyền Nghị quyết số 20-NQ/TW với Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; tuyên truyền chủ trương về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng... LĐLĐ tỉnh xây dựng lực lượng nòng cốt đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, duy trì hoạt động thường xuyên, tích cực tham gia tương tác, đẩy mạnh hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh người tốt, việc tốt, hoạt động của các cấp công đoàn, nhằm đẩy lùi thông tin xấu độc, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn. Việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, dư luận xã hội trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thường xuyên được chú trọng coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tuyên giáo công đoàn.
Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới theo hướng thiết thực, cụ thể, sát với người lao động và tổ chức công đoàn, tập trung tại cơ sở, trong đó đặc biệt quan tâm tuyên truyền đến người lao động tại các khu, cụm công nghiệp có nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo được áp dụng, phát huy ứng dụng rộng rãi công nghệ số, internet, mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Kết quả, các cấp công đoàn tổ chức được 19.886 buổi tuyên truyền cho 1.656.174 lượt người, cấp phát gần 300.000 tờ rơi, tờ gấp, sổ tay tuyên truyền về kiến thức pháp luật đến đoàn viên, CNVCLĐ.
Nhằm nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng suất lao động cho CNVCLĐ, các cấp công đoàn chú trọng, chủ động đề xuất với chuyên môn, người sử dụng lao động tạo điều kiện bố trí, sắp xếp, phân công công việc hợp lý, vận dụng các quy định về chế độ học tập, tạo điều kiện cho CNVCLĐ tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn; các lớp tập huấn, bồi dưỡng chính trị, kiến thức pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; tổ chức các cuộc thi tay nghề nâng bậc, thi thợ giỏi... Từ năm 2008 đến nay, có 338.450 lượt đoàn viên, CNVCLĐ được học tập nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp.
Trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, CNVCLĐ, Công đoàn Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp, cách làm đổi mới, sáng tạo. Công đoàn chủ động phối hợp với BHXH tỉnh, các ngành chức năng đã kiến nghị và giải quyết 105 vụ việc tồn đọng nợ BHXH của các chủ doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; đã thu về quỹ BHXH hàng chục tỷ đồng. Các cấp công đoàn đã chăm lo cho hơn 1,2 triệu lượt đoàn viên, CNVCLĐ, với tổng trị giá hơn 921 tỷ đồng; hỗ trợ sửa và làm mới 1.596 “Mái ấm công đoàn” với tổng số tiền 58.607 tỷ đồng. Triển khai chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên và người lao động”, các cấp công đoàn ký 343 bản thỏa thuận hợp tác với các đối tác cung cấp các dịch vụ, ưu đãi sản phẩm cho hơn 420.000 lượt đoàn viên được hưởng lợi, với số tiền hơn 35 tỷ đồng.
Các chương trình, cuộc thi do Tổng LĐLĐ Việt Nam và tỉnh phát động đạt nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể như: Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” Công đoàn Thanh Hóa đứng thứ nhì toàn quốc, với 30.257 sáng kiến được ghi nhận; Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19", kết thúc giai đoạn 1, Thanh Hóa dẫn đầu toàn quốc, với hơn 170.234 sáng kiến được ghi nhận; giai đoạn 2 (đến ngày 30/7/2023) cũng là đơn vị dẫn đầu toàn quốc, với 463.092 lượt sáng kiến tham gia... Qua các phong trào thi đua, đã có 91.178 sáng kiến, đề tài được áp dụng vào công tác, sản xuất làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.
Với những việc làm thiết thực của các cấp công đoàn đã giúp cho đội ngũ CNVCLĐ cảm nhận rõ nét hơn sự quan tâm của Đảng, của tổ chức công đoàn và toàn xã hội đối với giai cấp công nhân. Cũng từ đó, đoàn viên, CNVCLĐ cảm nhận rõ hơn vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn và càng thêm yêu, gắn bó với tổ chức của mình.
Bài và ảnh: Thanh Huê
{name} - {time}
-
2025-04-12 13:18:00
Nhiều chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp
-
2025-04-12 08:48:00
Lễ tôn vinh hợp tác xã tiêu biểu và trao giải Ngôi sao Hợp tác xã
-
2025-04-09 15:21:00
Dịch vụ in túi nilon giá rẻ, chất lượng tại Công ty In Bao bì giá rẻ Hà Nội
Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện
Khóa học an toàn lao động: Tầm quan trọng đối với người lao động và doanh nghiệp
Doanh nghiệp Thanh Hóa hướng đến chuyển đổi xanh
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuyển đổi số
Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn lần thứ IV thành công tốt đẹp
Từ 15/4, lương của ban điều hành DNNN tính trong quỹ lương của người lao động
Từ 1/4, tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước
Tăng giá trị nông sản bằng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
Tham gia vào “cuộc đua” chuyển đổi xanh: Các doanh nghiệp cần lưu ý gì?