Xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ tập tục lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ đó, nhằm tạo dựng môi trường sống văn hóa - văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho Nhân dân.
Tủ sách pháp luật tại thôn 5, xã Xuân Du (Như Thanh).
Ông Quách Văn Chiệu, Bí thư chi bộ thôn 5, xã Xuân Du (Như Thanh) cho biết: Thôn hiện có 143 hộ, với 634 nhân khẩu. Trong đó, đồng bào dân tộc Kinh chiếm 70%, dân tộc Mường chiếm 30%. Đối với đồng bào dân tộc Mường, trước đây cũng có tình trạng tồn tại một số hủ tục, nhất là việc các đám cưới, đám tang tổ chức dài ngày, ăn uống linh đình gây tốn kém. Do đó, Ban Công tác mặt trận thôn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con dân tộc Mường tích cực xóa bỏ các hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang. Quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, TDTT. Cùng với đó, thôn cũng đã xây dựng hương ước, quy ước trong đó có nội dung về việc phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và đề ra các giải pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ những phong tục, tập quán còn lạc hậu trong Nhân dân. Trong quá trình XDNTM, thôn đã huy động người dân tham gia đóng góp để xây dựng nhà văn hóa, sân chơi, bãi tập làm nơi vui chơi, sinh hoạt. Đồng thời, xây dựng tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa và tăng cường bổ sung các loại sách, báo, góp phần mang lại hiệu quả tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp Nhân dân.
Từ những cách làm đó, đến nay, hầu hết người dân trong thôn đều xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh. Đồng bào dân tộc Mường cũng tổ chức đám cưới, đám tang gọn nhẹ, đơn giản, không kéo dài gây lãng phí, các giá trị văn hóa tốt đẹp cũng được người dân gìn giữ và phát huy. Cũng nhờ đó, tỷ lệ gia đình văn hóa trong thôn hằng năm đạt 99%. Người dân cũng tích cực tham gia phát triển kinh tế, hiện nay cả thôn chỉ còn 1 hộ nghèo.
Xã Xuân Du hiện có 3 dân tộc cùng sinh sống là Kinh, Thái, Mường. Chủ tịch UBND xã Trương Văn Cảnh, cho biết: Để các dân tộc trong thôn gìn giữ được giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bài trừ những hủ tục ra khỏi đời sống, trong những năm qua, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu và tích cực thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thông qua các buổi sinh hoạt thôn, xóm, hoạt động văn hóa - văn nghệ, TDTT. Xã cũng tích cực phối hợp với các đoàn thể tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến tới các hội viên, Nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhiều phong trào như, “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, “Gia đình 5 không, 3 sạch”, của hội LHPN xã; phong trào xây dựng “Gia đình nông dân văn hóa”, “Nông dân sản xuất giỏi” của hội nông dân... Để người dân có địa điểm vui chơi, sinh hoạt, xã đã có chủ trương hỗ trợ các thôn xây dựng nhà văn hóa mới là 430 triệu đồng/1 nhà văn hóa, hỗ trợ tu sửa, cơi nới nhà văn hóa 300 triệu đồng/1 nhà văn hóa. Nhờ đó, các thôn đã vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp. Hiện tại, cả 13/13 thôn trong xã đều đạt danh hiệu thôn văn hóa. Các hoạt động văn nghệ, thể thao ngày càng phát triển sôi nổi, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
Huyện Thường Xuân hiện có 3 dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mường và Kinh. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng từ phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết... trong đó có những phong tục, tập quán tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy, song cũng có một số hủ tục ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân cần phải loại bỏ. Để các dân tộc trong huyện, nhất là dân tộc Thái, Mường xóa bỏ được các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới, huyện đã chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, trong đó, đã phục dựng lại một số lễ hội của đồng bào dân tộc Thái như, lễ hội Nàng Han, lễ hội mừng cơm mới, các làn điệu dân ca, dân vũ... Ngoài ra, huyện cũng khuyến khích người dân đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gia đình văn hóa. Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội... Nhờ đó, đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt, thể hiện qua các phong trào thể thao, văn nghệ quần chúng được quan tâm tổ chức, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia. Việc cưới, tang, lễ hội ngày càng đi vào nền nếp, thực hiện theo nếp sống văn minh.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Việc xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh cùng với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh là nhiệm vụ quan trọng. Trong những năm qua, các cấp, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã triển khai và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 27-CT/TW về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội và Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị, từng bước đẩy lùi các hủ tục, mê tín dị đoan, góp phần xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn tỉnh. Đến nay, về cơ bản việc cưới đã tổ chức trang trọng, văn minh, tiết kiệm phù hợp với truyền thống dân tộc và bản sắc văn hóa từng vùng, miền. Các nghi thức trong tang lễ được tổ chức gọn gàng, vệ sinh, văn minh tiết kiệm, trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là huyện Mường Lát đã tích cực vận động Nhân dân thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong tang ma.
Cùng với đó, việc xây dựng hoàn thiện quy ước, hương ước tiếp tục được các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh đã có 4.357/4.357 hương ước, quy ước được công nhận, đạt tỷ lệ 100%. Thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã góp phần đẩy lùi các hủ tục, đưa nếp sống văn hóa, văn minh ngày càng hiện hữu trong đời sống Nhân dân. Từ đó, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bài và ảnh: Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2024-12-09 19:21:00
Lại nói về câu “Ngọa tân thường đảm - Nằm gai nếm mật”
-
2024-12-09 14:44:00
Á hậu Ngọc Hằng gây ấn tượng tại “Cuộc chiến hoa thần” của Bước nhảy Hoàn vũ
-
2024-11-13 20:00:00
[Podcast] - Tản văn: Triền đê ấp ủ hồn làng
Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024
Lạc lối vào những cung đường LAMORI
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: “Bữa tiệc” đa màu sắc
Nỗi sợ hãi mơ hồ khi làm phim về đề tài lịch sử ở Việt Nam
Thọ Tiến nâng cao chất lượng đời sống văn hóa
Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
[Podcast] Truyện ngắn: Điều còn mãi
Cẩm Thành gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Mường
Chill cảnh bên hồ Vua Lê