(Baothanhhoa.vn) - Những mốc son chói lọi trên chặng đường 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những mốc son chói lọi trên chặng đường 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

Những mốc son chói lọi trên chặng đường 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

Những mốc son chói lọi trên chặng đường 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2. Đảng bộ lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước (1945 - 1975).

2.1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ (1945 - 1954).

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã đứng trước những khó khăn, thách thức. Do hậu quả của chế độ cũ làm cho hơn 2 triệu người chết đói, ngân sách quốc gia trống rỗng, hơn 90% dân số mù chữ... Trong khi đó các thế lực phản động quốc tế tập trung bao vây hòng xóa bỏ thành quả cách mạng dân tộc ta vừa giành được. Quyết bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ chế độ mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã đánh đuổi thù trong giặc ngoài, diệt giặc đói, giặc dốt, chuẩn bị điều kiện tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tại Thanh Hóa, đảng bộ vừa phát động phong trào tăng gia sản xuất, đoàn kết tương trợ chống đói, vừa tổ chức phong trào bình dân học vụ xóa mù chữ, vừa tổ chức lực lượng vũ trang Nhân dân trừng trị bọn phản động Quốc dân đảng, đập tan cái gọi là “Đệ lục chiến khu” ở ấp Di Dinh, tấn công trụ sở Nông Giang, khu Tịch Điền bắt sống hàng trăm tên Quốc dân đảng thu nhiều vũ khí. Khi trung đoàn quân Tưởng Giới Thạch rút về theo Hiệp ước Hoa - Pháp, lực lượng vũ trang cách mạng đã bao vây bắt gọn bọn tay sai định rút chạy theo quan thầy.

Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp tiến đánh Hải Phòng, Hà Nội và lao sâu vào cuộc chiến. Quyết không chịu mất nước không chịu làm nô lệ, ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngày 22-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn quốc kháng chiến”.

Ngày 20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hóa, trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đảng bộ và Nhân dân toàn tỉnh xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu, thành căn cứ, hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Đáp lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong 4 kỳ đại hội (Đại hội I, II, III, IV) Đảng bộ Thanh Hóa xác định chủ trương, giải pháp lãnh đạo Nhân dân trong tỉnh vừa sản xuất, vừa xây dựng bảo vệ chế độ dân chủ Nhân dân ở hậu phương, vừa chi viện sức người sức của cho tiền tuyến giành thắng lợi quyết định. Trọng tâm là:

Về chính trị: Đảng bộ đã lãnh đạo Nhân dân đoàn kết xây dựng bảo vệ nền tảng chính trị của xã hội mới. Năm 1947, Tỉnh ủy chỉ đạo xây dựng Ủy ban kháng chiến các cấp, sau đó sáp nhập thành Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp. Tỉnh ủy chỉ đạo xây dựng củng cố Mặt trận Việt Minh, sau đó đổi thành Mặt trận Liên Việt, xây dựng củng cố các tổ chức chính trị - xã hội: Thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, hội phụ lão cứu quốc, hội mẹ chiến sĩ, hội nông dân cứu quốc, công nhân cứu quốc. Đảng bộ từ 56 đảng viên đã phát triển lên 37.422 đảng viên sinh hoạt trong hệ thống tổ chức vững chắc từ tỉnh đến huyện, ngành và chi bộ xã.

Về kinh tế: Tỉnh ủy phát động phong trào thi đua sản xuất tiết kiệm khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai, đẩy mạnh sản xuất. Tỉnh ủy chỉ đạo xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng các cơ sở quân giới sản xuất vũ khí phục vụ chiến đấu. Năm 1948 chỉ đạo giảm tô giảm tức 25%, phát động hiến điền, chia lại ruộng đất công cho dân nghèo, đến năm 1953 tiến hành giảm tô triệt để và cải cách ruộng đất. Tỉnh ủy chỉ đạo xây dựng tổ đổi công, HTX bậc thấp nhằm đoàn kết nông dân tích cực tăng gia sản xuất đóng góp nhiều lương thực thực phẩm phục vụ kháng chiến.

Về văn hóa - xã hội: Tính đến năm 1950 toàn tỉnh đã mở 11.000 lớp xóa mù chữ cho trên 200.000 lượt người, tổ chức 7.950 lớp bình dân học vụ nâng cao trình độ cho 165.000 lượt người. Toàn tỉnh xây dựng 435 trường phổ thông cấp I cho 57.000 học sinh, 85 trường phổ thông cấp II cho 10.000 học sinh, 3 trường phổ thông cấp III, xây dựng 1 bệnh viện đa khoa, 4 bệnh viện khu vực và nhiều trạm xá xã. Phong trào học tập văn hóa, hoạt động văn nghệ phát triển sâu rộng góp phần nâng cao dân trí xã hội.

Về quân sự: Tỉnh ủy chỉ đạo xây dựng thế trận chiến tranh Nhân dân, lực lượng vũ tranh Nhân dân bảo vệ hậu phương, chi viện cho các chiến trường. Năm 1947 chuyển Chi đội Đinh Công Tráng thành Trung đoàn chủ lực tỉnh và biên chế thành 2 tiểu đoàn bộ binh, 3 đại đội binh chủng. Xây dựng ở mỗi huyện 1 đại đội hậu phương huyện, ở mỗi xã 1 trung đội du kích tập trung và 1 đại đội dân quân sẵn sàng chiến đấu. Đến năm 1952, toàn tỉnh có 3 tiểu đoàn, 40 đại đội, 20 trung đội bộ đội địa phương, 32.000 du kích và 227.000 dân quân. Tỉnh ủy chỉ đạo các công binh xưởng tích cực sản xuất vũ khí cung cấp cho các lực lượng vũ trang. Nhờ đó, các lực lượng vũ trang toàn tỉnh đã dũng cảm chiến đấu đập tan “Phòng tuyến sông Mã”, “Hành lang Đông - Tây” của quân đội thực dân Pháp giải phóng miền Tây Thanh Hóa, chống càn quét ven biển, giải phóng vùng Tam Tổng (Nga Sơn), tiễu phỉ trừ gian, đập tan các tổ chức phản động, bảo vệ vững chắc hậu phương Thanh Hóa trong mọi tình huống.

Chi viện tiền tuyến: Cùng với đáp ứng sức người, sức của cho công cuộc chiến đấu bảo vệ hậu phương, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo huy động hàng triệu lượt dân công, hàng vạn tấn lương thực thực phẩm chi viện cho tiền tuyến, góp phần quan trọng trong các chiến dịch lớn, như: Chiến dịch Quang Trung, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào và Điện Biên Phủ. Riêng chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa đã cung cấp vận chuyển gần 60% lương thực, vũ khí, hàng hóa thiết yếu cho bộ đội (chủ yếu bằng xe đạp thồ). Hình ảnh xe đạp thồ Thanh Hóa đã trở thành biểu tượng đẹp của lòng yêu nước. Trong dịp vào thăm Thanh Hóa lần thứ 2 (tháng 6-1957) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.

(Còn nữa)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]