(Baothanhhoa.vn) - Là xã vùng núi của huyện Ngọc Lặc, Cao Ngọc có địa hình rộng, nhiều đồi núi bao quanh, dân số phân bố rải rác, điểm xuất phát lại thấp, khó khăn cho XDNTM. Tuy nhiên, xã 95% đồng bào Mường này đã biết khơi dậy tiềm năng lĩnh vực nông - lâm nghiệp, huy động sức dân để cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí NTM.

Xã miền núi Cao Ngọc quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Là xã vùng núi của huyện Ngọc Lặc, Cao Ngọc có địa hình rộng, nhiều đồi núi bao quanh, dân số phân bố rải rác, điểm xuất phát lại thấp, khó khăn cho XDNTM. Tuy nhiên, xã 95% đồng bào Mường này đã biết khơi dậy tiềm năng lĩnh vực nông - lâm nghiệp, huy động sức dân để cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí NTM.

Xã miền núi Cao Ngọc quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024Xây dựng cảnh quan môi trường trở thành tiêu chí được đánh giá cao trong XDNTM ở xã Cao Ngọc.

Xuyên suốt quá trình XDNTM của xã từ năm 2013 đến nay, Cao Ngọc đã cử hơn 550 lượt người tham gia các lớp đào tạo do tỉnh, huyện tổ chức. Xã cũng đã tổ chức 26 lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về XDNTM cho cán bộ cấp xã, thôn và Nhân dân trên địa bàn với hơn 15.200 lượt người tham gia. Xã tiến hành in, vẽ 156 băng rôn, 86 khẩu hiệu, 29 pa nô, áp phích để kết hợp công tác tuyên truyền xuyên suốt hơn chục năm qua. Qua đó, đội ngũ cán bộ xã, thôn, từng người dân trên địa bàn hiểu được ý nghĩa, vai trò và đồng thuận để XDNTM.

Là xã vùng khó nên ngay từ thời điểm đầu XDNTM, Cao Ngọc đã chú trọng thực hiện Tiêu chí số 13 về “Tổ chức sản xuất và Phát triển kinh tế nông thôn”. Xã đã phát huy được vai trò của các HTX trong đấu mối liên kết, tổ chức sản xuất và tìm đầu ra cho nông sản địa phương. Từ năm 2021 đến nay, HTX Dịch vụ nông nghiệp Thành Hưng trong xã đã liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm sắn nguyên liệu cho nông dân trong xã với sản lượng trung bình gần 800 tấn mỗi năm. Nhiều năm qua, HTX cũng ký được hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Hạt giống Tấn Lộc Phát để Nhân dân trên địa bàn triển khai trồng 5ha mướp đắng lấy hạt 3 vụ/năm với tổng sản lượng gần 8 tấn hạt mỗi năm. Thống kê từ UBND xã Cao Ngọc, những năm gần đây, diện tích trồng mướp đắng lấy hạt của xã đã đạt thu nhập trung bình 800 triệu đồng/ha/năm.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Cao Ngọc trong xã cũng lựa chọn và xây dựng được các vùng sản xuất tập trung, điển hình là 2ha cam ngọt tại làng Thau; đồng thời đứng ra triển khai các dịch vụ nông nghiệp và làm cầu nối để phát triển nông nghiệp địa phương. Trên địa bàn xã còn có HTX Chăn nuôi dê Cao Ngọc được thành lập từ năm 2015 với 18 hộ thành viên, thúc đẩy hoạt động chăn nuôi của xã phát triển, nhiều hộ đã khá giả, vươn lên làm giàu.

Cùng với đó, xã phát triển bền vững 240ha lúa, 130ha ngô, 30ha bột sắn dây, 10ha mía, 120ha rau đậu các loại. Nền nông nghiệp phát triển bền vững với nhiều mô hình đã giúp thu nhập bình quân của xã liên tục tăng. Năm 2012 khi mới bắt đầu XDNTM, chỉ tiêu này mới đạt 27,9 triệu đồng, đến năm 2023 đã đạt gần 46,9 triệu đồng/người/năm. Đến nay, xã đã vượt tiêu chí số 10 về thu nhập trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn NTM của xã miền núi là 42 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã liên tục giảm, đến nay chỉ còn 3,64%.

Đời sống kinh tế phát triển, cư dân địa phương cũng có điều kiện xây dựng nhà ở kiên cố theo tiêu chí số 9 về “Nhà ở dân cư”. Trong tổng số 1.229 hộ dân, chỉ còn 148 hộ còn nhà bán kiên cố, xã đã xóa được nhà tạm bợ, dột nát để đạt được yêu cầu về đích NTM.

Với xã vùng núi, giao thông là tiêu chí khó, song cùng sự hỗ trợ của câp trên, chính quyền và Nhân dân xã Cao Ngọc đã phát triển được hệ thống đường sá khá kiên cố. Đến nay, ngoài hơn 7km đường xã, gần 13km đường trục thôn đều được nhựa hoặc bê tông hóa 100%. Gần 20km ngõ xóm cũng được Nhân dân chung tay đóng góp công và tiền của đê bê tông hóa hơn 14km.

Hệ thống điện trên địa bàn theo tiêu chí số 4 cũng được đánh giá là đồng bộ với 6 trạm biến áp, hệ thống dây đến tận thôn làng, ngõ xóm. Hiện 1.229 hộ dân sử dụng điện ổn định để sản xuất và sinh hoạt, đạt 100%. Cơ sở vật chất về y tế, giáo dục trên địa bàn cũng được hoàn thiện, bảo đảm nhu cầu khám, chữa bệnh, giảng dạy và học tập của người dân, học sinh và thầy, cô giáo trên địa bàn.

Hạ tầng và cơ sở thiết chế văn hóa của xã được xây dựng không kém nhiều xã ở khu vực đồng bằng với hội trường đa năng 250 chỗ ngồi; trung tâm văn hóa – thể thao rộng 1.200m2, sân vận động xã gắn điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em và người cao tuổi với tổng diện tích khuôn viên gần 11.500m2... Ở cấp thôn, sau khi sáp nhập, Cao Ngọc hiện còn 10 thôn thì tất cả đã được hoàn thiện nhà văn hóa, khu vui chơi, sân thể dục thể thao theo tiêu chí NTM.

Trong quá trình XDNTM, Cao Ngọc được huyện Ngọc Lặc và các sở, ngành thành viên Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn NTM tỉnh đánh giá có nhiều mô hình và phong trào tiêu biểu như: “Trồng hàng rào cây xanh”, “xây dựng trang trại, gia trại”, “xây dựng lò đốt rác”. Đáng nói nhất là công tác vệ sinh môi trường và tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp của địa phương được đánh giá cao, nhất là tại các thôn Ngọc Mùn, làng Thau, Ngọc Thành...

Những ngày giữa tháng 8/2024, UBND huyện Ngọc Lặc đã gửi hồ sơ đến Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh Thanh Hóa đề nghị được thẩm định đạt chuẩn NTM cho xã Cao Ngọc. Các sở, ngành cấp tỉnh cũng đang tiến hành kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí trên thực tế, dự kiến sẽ đưa xã vào danh sách thẩm định trong hội nghị cấp tỉnh tới đây.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]