(Baothanhhoa.vn) - Làng Chè Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) được nhiều người biết đến bởi nghề đúc đồng truyền thống. Với bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ, trau chuốt trong từng công đoạn, những người thợ ở đây đã làm nên nhiều sản phẩm tinh xảo, được thị trường ưa chuộng.

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Làng Chè Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) được nhiều người biết đến bởi nghề đúc đồng truyền thống. Với bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ, trau chuốt trong từng công đoạn, những người thợ ở đây đã làm nên nhiều sản phẩm tinh xảo, được thị trường ưa chuộng.

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Với 100% hộ dân có người làm nghề đúc đồng, Chè Đông là làng nghề truyền thống nổi tiếng của xứ Thanh. Các sản phẩm ở đây không chỉ bảo đảm về chất lượng, độ bền, còn phong phú mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khó tính.

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Để có một sản phẩm, người làm nghề phải thực hiện nhiều công đoạn. Công việc này không chỉ đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ mà người thợ còn phải có sức khỏe, sự chịu khó, chịu khổ.

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Công đoạn đầu tiên của quá trình đúc đồng là làm khuôn. Nguyên liệu đất sét trộn với trấu giúp khuôn dễ thoát hơi trong quá trình nung và không bị nứt vỡ. Mỗi chiếc khuôn được tạo theo mẫu mã khác nhau tùy từng kích thước, hoa văn của mỗi sản phẩm.

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Thao tác khắc hoa văn, vẽ họa tiết đòi hỏi bàn tay khéo léo, điêu luyện và sự tỉ mỉ của mỗi người thợ.

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Công đoạn nấu đồng là vất vả nhất. Lò nung được đốt bằng than đá và than lim ở nhiệt độ 1.200 - 1.500 độ C. Thời gian này, người thợ phải túc trực cho than và đồng vào lò để đảm bảo đủ nhiệt độ cho đồng nóng chảy và không tràn ra ngoài.

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Tùy theo sản phẩm để nghệ nhân quyết định nấu đồng nguyên chất hay pha trộn cùng các nguyên liệu khác. Với sản phẩm là chuông thì nguyên liệu được tính là 75% đồng và 25% thiếc để đảm bảo độ ngân vang cho chiếc chuông.

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Khi đồng nung chảy với số lượng vừa đủ, người thợ sẽ rót cẩn thận và nhẹ nhàng vào khuôn để định hình sản phẩm.

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Sau khi rót đồng vào khuôn, người thợ tiến hành tháo khuôn để lấy sản phẩm.

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Cuối cùng là cắt gọt và đánh bóng, hoàn thiện

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Bá Châu (thôn 5) cho biết: Trung bình mỗi tháng cơ sở đúc đồng của gia đình ông sản xuất được 30 sản phẩm tùy theo đơn hàng. Càng về cuối năm số lượng khách đặt hàng càng tăng nên ông phải huy động thêm nhiều nhân công.

Vang mãi nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung Trần Công Lạc cho biết: Xã có 22 cơ sở đúc đồng lớn, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động thường xuyên. Với 4 nghệ nhân ưu tú và nhiều nghệ nhân khác tâm huyết với nghề, làng nghề đúc đồng Chè Đông ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

Thu Hà


Thu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]