(Baothanhhoa.vn) - Sáng 29-6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến định hướng, góp ý dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025.

Góp ý Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025

Sáng 29-6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến định hướng, góp ý dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025.

Góp ý Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025

Toàn cảnh điểm cầu tại tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có đại diện các bộ, ban, ngành trung ương, 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì điểm cầu tỉnh Thanh Hóa. Tham dự còn có lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, UBND TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và huyện Hoằng Hóa.

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ VH, TT&DL đã giới thiệu nội dung dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu và nội dung chính đó là: Khơi dậy khát vọng cống hiến vì Tổ quốc, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa và con người Việt Nam, từng bước xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với phát huy ý chí, khát vọng phát triển và sức mạnh con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân với gia đình, cộng đồng và xã hội ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái đạo đức xã hội.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo đảm mọi thành viên của cộng đồng được phát triển các năng lực sáng tạo. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.

Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, định hướng phát triển nhân cách của con người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ. Hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, xây dựng, phát triển văn hóa số. Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa để quảng bá văn hóa Việt Nam, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội…

Để thực hiện các chỉ tiêu phát triển văn hóa đến năm 2030, các giải pháp được đặt ra là: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hóa; Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; Phát triển các lĩnh vực văn hóa như nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, thư viện; phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh; Phát huy vai trò của truyền thông đại chúng, truyền thông mới và văn hóa số; chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa; phát triển nguồn nhân lực…

Góp ý Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025

Các đại biểu trình bày tham luận tại hội nghị.

Dự thảo Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 có các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm tổng kết, đánh giá, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch; Trình Chính phủ ban hành Nghị định về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia năm 2021 và triển khai thực hiện sau khi được ban hành; Hoàn thành lập “Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, công nghệ số trong ngành du lịch; Tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch và quản lý chất lượng dịch vụ du lịch; Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi, phát triển trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thị trường lao động du lịch bền vững; Phát triển thị trường, tăng cường xúc tiến, quảng bá và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch; Công tác phối hợp giữa Bộ VH, TT&DL với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được thực hiện chặt chẽ, khoa học...

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đại diện cho các bộ, ban, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố đã trình bày các tham luận tập trung góp ý vào các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030; Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL Tạ Quang Đông đã đề nghị các bộ, ban, ngành liên quan, các tỉnh, thành phố có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, tiếp tục đóng góp để hoàn thiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025.

Các cơ quan bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ, tăng cường phối hợp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Căn cứ điều kiện thực tiễn và tình hình cụ thể, các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]