(Baothanhhoa.vn) - Việc cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, vườn trại với ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) không chỉ giúp nâng cao thu nhập mà còn góp phần quan trọng trong việc XDNTM sáng - xanh - sạch - đẹp.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất vườn trại

Việc cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, vườn trại với ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) không chỉ giúp nâng cao thu nhập mà còn góp phần quan trọng trong việc XDNTM sáng - xanh - sạch - đẹp.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất vườn trạiMô hình “Nhà sạch, vườn đẹp” tại xã Yên Lạc (Yên Định).

Xã Yên Lạc (Yên Định) là một trong những địa phương sớm hoàn thành XDNTM nâng cao nhờ sự đồng lòng, chung sức của chính quyền và người dân. Những con đường làng sạch đẹp, giao thông nội đồng thuận tiện và đặc biệt là các khu vườn trại được quy hoạch bài bản, xanh mướt với rau màu, cây ăn quả, ao cá đã trở thành điểm nhấn nổi bật. Việc áp dụng KH-KT trong sản xuất vườn mẫu không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống người dân, góp phần quan trọng vào XDNTM bền vững.

Một trong những hộ tiên phong trong phong trào này là gia đình bà Lê Thị Mai, người đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, ứng dụng KH-KT để “biến” mảnh vườn của mình thành một vườn kiểu mẫu. Trước đây, mảnh vườn của gia đình bà Mai chỉ trồng một vài loại rau phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, không có hiệu quả kinh tế. Sau khi được chính quyền xã khuyến khích, bà quyết định phá bỏ toàn bộ các cây trồng cũ để quy hoạch lại thành từng khu vực riêng biệt: khu trồng rau, khu trồng cây ăn quả và đào ao thả cá. Cảnh quan vườn được thiết kế gọn gàng với các lối đi lát gạch sạch sẽ, hai bên trồng hoa, tạo không gian xanh, sạch, đẹp. Không dừng lại ở đó, bà Mai còn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun sương tự động, giúp tiết kiệm nước và giảm công lao động; xây dựng hệ thống thoát nước hợp lý và tận dụng rác thải hữu cơ để ủ làm phân bón cho cây trồng.

Đặc biệt, gia đình bà hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách chuyển sang dùng chế phẩm sinh học an toàn cho môi trường và sức khỏe. Nhờ áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, khu vườn của bà Mai không chỉ mang lại cảnh quan đẹp mắt mà còn cung cấp rau, quả, cá, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình và một phần cung cấp cho thị trường.

Gia đình bà Mai chỉ là một trong nhiều hộ dân tại xã Yên Lạc hưởng ứng phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu. Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, các hộ dân đã thay đổi nhận thức, mạnh dạn ứng dụng KH-KT để tối ưu hóa sản xuất. Không chỉ các khu vườn được đầu tư mà hệ thống giao thông nông thôn cũng được mở rộng và bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển nông sản. Các mô hình vườn mẫu tại xã Yên Lạc thường tập trung vào trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bưởi, nhãn, mít Thái, kết hợp với trồng rau màu, hoa và nuôi thủy sản.

Để khuyến khích người dân đầu tư cải tạo vườn trại theo hướng xanh, sạch, đẹp và nâng cao hiệu quả kinh tế, xã Yên Lạc đã định hướng người dân quy hoạch vườn khoa học, chọn cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu; hướng dẫn kỹ thuật cắt ghép cành, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, lắp đặt hệ thống tưới tự động và trồng xen canh. Trong chăn nuôi, người dân được hướng dẫn áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường, như dùng đệm lót sinh học và thường xuyên vệ sinh chuồng trại, góp phần nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường.

Tại xã Trường Sơn (Nông Cống), việc ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất vườn trại đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và cải thiện thu nhập cho người dân. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Hoàng, người đã mạnh dạn cải tạo khu vườn rộng hơn 500m2 thành một mô hình vườn mẫu hiệu quả. Trước đây, khu vườn của ông Hoàng chỉ để trồng chuối và một số loại rau màu, nhưng do không được quy hoạch bài bản và ít áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Sau khi nhận được sự hỗ trợ từ Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nông Cống, ông đã cải tạo lại toàn bộ khu vườn. Đất được làm tơi xốp, bổ sung chất dinh dưỡng để sẵn sàng cho việc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Ông cũng áp dụng phương pháp trồng xen canh giữa rau màu và cây ăn quả nhằm tối ưu hóa diện tích đất, tăng thu nhập và hạn chế sâu bệnh. Một bước đột phá trong mô hình của ông Hoàng là việc lắp đặt hệ thống tưới nước phun tự động. Theo chia sẻ của ông, chi phí lắp đặt hệ thống này không quá cao, nhưng lợi ích mang lại rất rõ rệt. Nước được phân bổ đều và vừa đủ cho cây trồng, giúp tiết kiệm tài nguyên nước đồng thời giảm công lao động. Hơn nữa, dưỡng chất từ phân bón được hòa tan trong nước, nhờ đó cây trồng hấp thụ nhanh hơn, góp phần nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất. Với cách làm này, khu vườn của ông không chỉ có cảnh quan gọn gàng, sạch đẹp mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đáng kể đời sống gia đình.

Ứng dụng KH-KT trong xây dựng vườn trại không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn định hình thói quen sản xuất hàng hóa giá trị kinh tế cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Các vườn trại được đầu tư lắp đặt hệ thống tưới hiện đại, sử dụng màng phủ và tập trung trồng các loại cây, rau màu mang lại giá trị kinh tế cao. Trong lĩnh vực chăn nuôi, người dân đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng đệm lót sinh học, chế phẩm balasa để xử lý chất thải hiệu quả. Một số huyện như: Nga Sơn, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống đã trở thành điển hình trong xây dựng các mô hình vườn trại chất lượng, vừa nâng cao thu nhập, vừa tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, đóng góp quan trọng vào quá trình XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại các địa phương.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]