Truyền thống cách mạng - mạch nguồn nội lực để xây dựng, phát triển huyện Thiệu Hóa
Truyền thống cách mạng luôn là mạch nguồn nội lực của sự đoàn kết, sáng tạo trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương. Nối dài lịch sử giữa quá khứ và hiện tại, phát huy truyền thống cách mạng, dù ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, Đảng bộ huyện Thiệu Hóa luôn giữ vững vai trò lãnh đạo, tập hợp các tầng lớp Nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ cho các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa và Nông Cống.
Ngược dòng lịch sử
Thiệu Hóa - một trong những “cái nôi” của người Việt cổ, vùng đất sinh dưỡng nhiều anh hùng hào kiệt và các bậc khai quốc công thần đã được lưu danh sử sách; là nơi có truyền thống văn hóa đặc sắc, truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường. Trong suốt tiến trình hàng ngàn năm lịch sử, các thế hệ người Thiệu Hóa đã chung sức, đồng lòng, dũng cảm trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cần cù sáng tạo trong lao động để xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp, trù phú. Đây là những phẩm chất “nội sinh” dệt nên những giá trị quý báu, để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thiệu Hóa phát huy trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương giàu đẹp. Bên cạnh bề dày về lịch sử, văn hóa, Thiệu Hóa còn là vùng đất nổi tiếng giàu truyền thống cách mạng.
Cách đây 92 năm, ngày 10-7-1930, dưới sự chỉ đạo trực tiếp và chủ trì hội nghị của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, đại diện Xứ ủy Bắc kỳ, Hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại Thiệu Hóa được tiến hành tại làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến (nay là Di tích lịch sử cách mạng nhà thờ họ Vương). Hội nghị đã bầu đồng chí Vương Xuân Cát làm Bí thư chi bộ. Đây là 1 trong 3 chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, làm nền tảng cho sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào ngày 29-7-1930.
Sau khi ra đời, với chủ trương đúng đắn, Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại Thiệu Hóa đã tích cực phát triển đảng viên và mở rộng phạm vi hoạt động. Đến cuối năm 1930, từ 4 đảng viên ban đầu, chi bộ Thiệu Hóa đã có 11 đảng viên. Ngày 28-3-1934, chi bộ Yên Lộ (Thiệu Vũ) được thành lập gồm 7 đảng viên do đồng chí Lê Chủ, Bí thư Tỉnh ủy, trực tiếp làm Bí thư. Đồng thời với Yên Lộ, cuối tháng 3-1934, chi bộ ghép Ngô Xá Thượng - Ngô Xá Hạ, Mao Xá - Cựu Thôn được thành lập và đến năm 1935 được tách thành 3 chi bộ Ngô Xá Thượng (Thiệu Minh), Ngô Xá Hạ (Thiệu Minh), Mao Xá - Cựu Thôn (Thiệu Toán). Đầu tháng 6-1938, chi bộ ghép Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung được thành lập. Cuối tháng 6-1938, chi bộ Long Linh Ngoại được thành lập. Để thống nhất phong trào cách mạng của địa phương, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, ngày 20-4-1939, tại làng Yên Lộ, diễn ra hội nghị đại biểu Đảng bộ phủ Thiệu Hóa, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ phủ gồm 3 đồng chí: Hoàng Văn Quế, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Văn Đài, do đồng chí Hoàng Văn Quế làm Bí thư. Đây là sự kiện thành lập đảng bộ cấp phủ, huyện đầu tiên trên địa bàn Thanh Hóa, đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của phong trào cách mạng Thiệu Hóa.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các chi bộ, đảng viên đẩy mạnh hoạt động, tích cực bồi dưỡng những nhân tố tiêu biểu để phát triển Đảng và xây dựng tổ chức cơ sở đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia các cao trào như: 1930-1931, 1936-1939, 1939-1946. Các chiến sĩ cộng sản Thiệu Hóa đã bền bỉ tuyên truyền, giáo dục, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân tạo thành lực lượng cách mạng rộng lớn, lãnh đạo Nhân dân tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19-8-1945.
Trải qua các giai đoạn đấu tranh cách mạng, Đảng bộ và Nhân dân huyện Thiệu Hóa cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc, động viên hàng chục ngàn người con ưu tú tham gia bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở khắp các chiến trường. 40 năm đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1985), Đảng bộ và Nhân dân huyện Thiệu Hóa đã động viên hàng chục nghìn lượt người tham gia kháng chiến và phục vụ kháng chiến. Hàng vạn người con Thiệu Hóa đã chiến đấu anh dũng trên khắp các chiến trường B, C, K... Ghi nhận những thành tích trong công cuộc giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thiệu Hóa; 11 xã, thị trấn của huyện được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; xã Thiệu Đô (cũ) được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; toàn huyện có 2 Anh hùng Lao động, 7 Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, 265 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 241 cán bộ lão thành cách mạng, 106 cán bộ tiền khởi nghĩa; cùng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý khác cho các tập thể, cá nhân.
Khơi nguồn nội lực
Trước Cách mạng Tháng Tám, các thôn Đồng Bào, Đồng Chí, Đồng Minh (thuộc xã Thiệu Minh) có tên là Ngô Xá Thượng - Ngô Xá Hạ, Hà Thanh. Đây cũng là chi bộ ghép được thành lập vào tháng 3-1934, tiền đề để tiến tới thành lập Đảng bộ phủ Thiệu Hóa vào tháng 4-1939. Tiếp nối truyền thống vẻ vang của quê hương cách mạng, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân ở các thôn Đồng Bào, Đồng Chí, Đồng Minh hôm nay đang viết tiếp những trang sử vàng trong công cuộc đổi mới và phát triển quê hương. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chi bộ các thôn đã tập trung lãnh đạo Nhân dân từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Nổi bật tại thôn Đồng Chí, ngay từ năm 2012, lãnh đạo thôn đã đấu mối với HTX dịch vụ nông nghiệp xã giúp dân đưa giống lúa mới, chất lượng cao Bắc Thơm, Thiên Ưu, nếp cái hoa vàng vào thâm canh trên các xứ đồng. Đồng thời, tập trung phát huy lợi thế của đất đai để đưa các cây trồng vụ đông có giá trị kinh tế cao như bầu, bí, ớt xuất khẩu, ngô ngọt vào sản xuất. Nhờ vậy, đời sống Nhân dân trong thôn đã ổn định và thu nhập bình quân đầu người cũng từng bước nâng cao. Không dừng lại với kết quả đã đạt được, cấp ủy và Nhân dân các thôn Đồng Bào, Đồng Chí, Đồng Minh đã và đang tiếp tục nỗ lực xây dựng địa phương lên tầm cao mới, với mục tiêu sớm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Truyền thống cách mạng luôn là mạch nguồn nội lực của sự đoàn kết, sáng tạo trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương; phát huy truyền thống cách mạng, dù ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, Đảng bộ huyện Thiệu Hóa luôn giữ vững vai trò lãnh đạo, tập hợp được mọi thành phần, tầng lớp Nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. Trong các nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện, Đảng bộ huyện đã bám sát thực hiện các chủ trương của Đảng với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, được các ngành Trung ương và tỉnh đánh giá cao. Đặc biệt, nhiệm kỳ 2020-2025, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ huyện đã phát huy sức mạnh đoàn kết, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Năm 2022, huyện Thiệu Hóa được Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định 205/QĐ-TTg ngày 15-2-2022 công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020; được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế trên địa bàn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao; tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt gần 15% (cao hơn 0,59% so với cùng kỳ). Toàn huyện được công nhận thêm 2 sản phẩm OCOP và 6 sản phẩm đã được tổ giúp việc Hội đồng cấp tỉnh chấm điểm thông qua. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.261,4 tỷ đồng (tăng 16,3% so với cùng kỳ). Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 5,31 triệu USD (tăng 9,4% so với cùng kỳ)...
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lương Thị Hoa, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, nhấn mạnh: Những thành tựu đạt được không chỉ là kết quả của tinh thần lao động bền bỉ, sáng tạo của Nhân dân trong huyện; là ý thức trách nhiệm và sự kiên trì, quyết liệt theo đuổi những mục tiêu đã lựa chọn của nhiều thế hệ lãnh đạo huyện; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, mà còn là sự kết tinh truyền thống hào hùng của ông cha được hun đúc qua những thăng trầm của lịch sử. Đó cũng là tiền đề vững chắc để Đảng bộ huyện Thiệu Hóa quyết tâm thực hiện thắng lợi tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra; phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện khá, đến năm 2030 đứng trong tốp đầu của tỉnh.
Bài và ảnh: Lê Phượng
{name} - {time}
-
1 giờ trước
Đóng góp tích cực vào sự phát triển của thành phố Thanh Hóa
-
1 giờ trước
“Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 cho người lao động Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa
-
10:49 09/07/2022
Rà soát, bổ sung chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Nhiều giải pháp phát triển đảng viên ở Đảng bộ huyện Như Thanh
Hội Cựu chiến binh huyện Vĩnh Lộc gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua
Cựu chiến binh Hoàng Thanh Hà - một đời học Bác
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng viếng các Anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và Tây Ninh
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng viếng các Anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang tỉnh Tây Ninh
Huyện Thọ Xuân: Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 17,5 % , đứng 2 trong vùng và thứ 4 trong tỉnh
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Cừ (9-7-1912 - 9-7-2022): Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất!
Trao đổi các giải pháp nâng cao Chỉ số PAPI của Thanh Hóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng viếng các Anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang ở TP Cần Thơ
Địa phương
Thời tiết
- 16°C - 22°CCó mây, không mưa
- 13°C - 19°CCó mây, không mưa