(Baothanhhoa.vn) - Ngày 1-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp

Ngày 1-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu tại điểm cầu Thanh Hóa sau hội nghị trực tuyến chính phủ.

Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự tham gia tích cực, cố gắng vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của các địa phương, các doanh nghiệp, các chính sách về nhà ở xã hội đã giúp cho hàng triệu hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách được cải thiện về nhà ở.

Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân lao động đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, đảm bảo hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Tính đến nay, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành hàng trăm dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (7,8 triệu m2) giúp cho hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân được cải thiện nhà ở, có chỗ ở an toàn. Hiện nay trên cả nước đang tiếp tục triển khai nhiều dự án, với tổng diện tích khoảng 22.718.000 m2.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục nhằm thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, giải quyết tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội.

Tại Thanh Hóa, hiện nay các dự án nhà ở xã hội cho công nhân trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nhà ở cho người lao động. Trong đó nhà ở công nhân ngành công nghiệp lớn của tỉnh đã và đang triển khai tốt. Nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp đã được quan tâm. Các dự án nhà ở cho học sinh, sinh viên được tỉnh tạo điều kiện về quỹ đất, quy hoạch, có chế độ ưu đãi tài chính và kêu gọi thu hút đầu tư.

Giai đoạn 2015-2021, UBND tỉnh đã phê duyệt các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, trong đó nhà ở xã hội được đặc biệt quan tâm xây dựng và thường xuyên điều chỉnh bổ sung kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cũng như tận dụng các khu vực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội sẵn có để thúc đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội. Đến nay, đã hoàn thành 6 dự án nhà ở xã hội đưa vào sử dụng và đang tiếp tục đầu tư 10 dự án nhà ở xã hội khác với khoảng trên 4.700 căn hộ chung cư. Tỉnh cũng đã phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2030, trong đó đề ra mục tiêu giai đoạn 2021-2025 tổng vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khoảng 5.000 tỷ đồng, dự kiến nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các báo cáo rất cụ thể, đầy đủ của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương về thực trạng kết quả thực hiện, hạn chế, bất cập, nguyên nhân và kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp, công nhân và người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng này.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đó có nội dung về phát triển nhà ở xã hội.

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổng hợp, đề xuất và phân bổ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương theo kế hoạch trung hạn và hàng năm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại được chỉ định quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đủ điều kiện được vay vốn ưu đãi theo quy định. Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định của các Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP và gói hỗ trợ khách hàng cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại Nghị quyết 11/NQ-CP.

Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp

Các điểm cầu tham dự hội nghị trực tuyến. (Ảnh chụp màn hình)

Các địa phương thực hiện nghiêm quy định về công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đảm bảo hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định. Sớm lập, phê duyệt và công bố công khai danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội độc lập và phải lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu để các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu, đề xuất tham gia. Đồng thời, có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng… để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, uy tín trong lĩnh vực bất động sản khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng dự án.

Phát biểu tại điểm cầu Thanh Hóa ngay sau hội nghị trực tuyến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm yêu cầu các sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cục thuế tỉnh căn cứ kết luận của Thủ tướng Chính phủ đề xuất các cơ chế, giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, nhà trẻ, cơ sở khám, chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa - thể thao... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động.

Rà soát, thực hiện nghiêm quy định về bố trí quỹ đất 20% (trong quy hoạch xây dựng đô thị cũng như của dự án đầu tư phát triển đô thị; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp) để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật, đặc biệt là nhà ở cho công nhân. Rà soát các dự án nhà ở xã hội đang triển khai, chưa triển khai, nêu rõ các khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 12-8.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]