(Baothanhhoa.vn) - Chiều 30-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết công tác Ngoại giao vắc xin. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng dự hội nghị.

Ngoại giao vắc xin - bài học kinh nghiệm thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới

Chiều 30-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết công tác Ngoại giao vắc xin. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng dự hội nghị.

Ngoại giao vắc xin - bài học kinh nghiệm thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. (Ảnh: VGP).

Hội nghị được kết nối tới 24 tỉnh, thành phố trong nước và 94 điểm cầu thuộc các Đại sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Ngoại giao vắc xin - bài học kinh nghiệm thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới

Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa.

Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và trở thành đại dịch toàn cầu, vắc xin là biện pháp cấp thiết để ngăn chặn làn sóng dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, ngoại giao vắc xin đã mang lại hiệu quả tích cực trong tiếp cận vắc xin. Tại Việt Nam, ngoại giao vắc xin đã góp phần thiết thực vào mục tiêu phòng, chống dịch bệnh COVID-19, khẳng định vai trò tiên phong của công tác đối ngoại.

Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự tham gia trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và sự vào cuộc khẩn trương, đồng bộ của các ban, bộ, ngành, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; sự đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, chiến dịch ngoại giao vắc xin được triển khai quyết tiệt, thần tốc và đạt nhiều thành quả tích cực. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã thực hiện hơn 130 cuộc điện đàm, tiếp xúc, trao đổi, gửi thư đến các nước, tổ chức quốc tế; các bộ, ngành chức năng cũng đã có nhiều cuộc điện đàm, trao đổi tiếp cận vắc xin dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ.

Ngoại giao vắc xin - bài học kinh nghiệm thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới

Các điểm cầu dự hội nghị (ảnh chụp màn hình).

Tính đến tháng 9-2022, Việt Nam tiếp nhận hơn 258 triệu liều vắc xin, trong đó nguồn viện trợ đạt 120 triệu liều, chiếm gần 50% số vắc xin tiếp nhận. Hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã hỗ trợ thiết bị y tế với tổng trị giá lên đến 80 triệu USD…

Thảo luận tại hội nghị các đại biểu đều khẳng định, chiến dịch ngoại giao vắc xin của Việt Nam hết sức thành công, cùng với chiến dịch tiêm chủng giúp Việt Nam trở thành số ít quốc gia “đi sau về trước” trong công tác triển khai tiêm chủng vắc xin, phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt, từ một nước có tỷ lệ tiêm chủng nằm trong số các nước thấp nhất khu vực, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ tiêm, bao phủ vắc xin cao hàng đầu thế giới.

Ngoại giao vắc xin - bài học kinh nghiệm thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Các đại biểu cũng khẳng định, thành công của công tác ngoại giao vắc xin có ý nghĩa chiến lược, khẳng định tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, luôn đặt lợi ích, sức khỏe, hạnh phúc của Nhân dân lên trên hết. Thành công ngoại giao vắc xin và chiến lược vắc xin là điều kiện tiên quyết để chuyển sang chính sách phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Thành công ngoại giao vắc xin và chiến lược vắc xin tiếp tục truyền tải hình ảnh đất nước Việt Nam kiên cường, đoàn kết, tương thân, tương ái, khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cách đây hơn 1 năm, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị và Nghị quyết 30 của Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị quyết 138 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, chuyển trạng thái từ “zero COVID”, phòng, chống dịch bằng các biện pháp hành chính sang phòng, chống dịch bằng các biện pháp chuyên môn, nhất là vắc xin. Thực tế đã chứng minh việc chuyển hướng này đúng và kịp thời, kinh tế từ tăng trưởng âm hơn 6% trong quý III năm 2021 đã đạt tăng trưởng dương ở quý tiếp theo và quý sau cao hơn quý trước, dịch bệnh được kiểm soát.

Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế vĩ mô giữ ổn định, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn; ổn định chính trị, an toàn xã hội được bảo đảm; giữ vững được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đối ngoại được đẩy mạnh và tăng tường. Kết quả này đã khẳng định chiến lược vắc xin của chúng ta là phù hợp, đúng đắn với 3 trụ cột chính: Thành lập Quỹ vắc xin; triển khai ngoại giao vắc xin và tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin cho người dân quy mô lớn.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Chúng ta đã thực hiện thành công chiến lược vắc xin trong bối cảnh nguồn cung vắc xin hạn chế, tiếp cận vắc xin rất khó khăn. Điều này cho thấy đường lối đối ngoại của chúng ta là đúng đắn, cùng với đó là sự lãnh đạo đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; là sự tâm huyết, trách nhiệm của các đồng chí đại sứ, các tổ chức đại diện Việt Nam ở nước ngoài; là sự giúp đỡ tận tình của bạn bè quốc tế; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ban, ngành, địa phương.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh những bài học đặt ra trong giai đoạn tới đó là kiên trì đường lối đối ngoại, độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; nắm chắc diễn biến tình hình để đưa ra biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả; bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, kiên định chủ trương, đường lối đúng đắn, tất cả vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân.

Nhận định đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương không được lơ là, chủ quan trước mọi tình huống; tiếp tục làm tốt công tác ngoại giao vắc xin; đẩy mạnh công tác tiêm chủng, nhất là tiêm chủng cho đối tượng có nguy cơ, rủi ro cao, đối tượng là học sinh, sinh viên bảo đảm an toàn, hiệu quả. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

Thủ tướng Chính phủ chia sẻ với những khó khăn, vất vả mà đội ngũ tuyến đầu chống dịch phải đối mặt và cảm ơn sự quan tâm, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam trong thời gian qua.

Tại hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân làm tốt công tác ngoại giao vắc xin đã được vinh danh, khen thưởng.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]