(Baothanhhoa.vn) - Sau khi TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam nới lỏng giãn cách xã hội, một bộ phận người dân, người lao động hoặc bị mắc kẹt, mất việc làm, hoặc vì một số lý do bất khả kháng nên không thể tiếp tục bám trụ và có nguyện vọng trở về quê nhà. Thực tế này đang và sẽ đặt ra cho nhiều địa phương, trong đó có Thanh Hóa, những vấn đề cần sẵn sàng và chủ động trong việc đảm bảo phòng chống dịch bệnh và an sinh xã hội.

Khi công dân từ miền Nam trở về sau giãn cách: Cần sẵn sàng các phương án để phòng dịch và an sinh xã hội

Sau khi TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam nới lỏng giãn cách xã hội, một bộ phận người dân, người lao động hoặc bị mắc kẹt, mất việc làm, hoặc vì một số lý do bất khả kháng nên không thể tiếp tục bám trụ và có nguyện vọng trở về quê nhà. Thực tế này đang và sẽ đặt ra cho nhiều địa phương, trong đó có Thanh Hóa, những vấn đề cần sẵn sàng và chủ động trong việc đảm bảo phòng chống dịch bệnh và an sinh xã hội.

Khi công dân từ miền Nam trở về sau giãn cách: Cần sẵn sàng các phương án để phòng dịch và an sinh xã hội

Công dân trên đường về quê qua tỉnh Thanh Hóa (Ảnh: Phòng CSGT Thanh Hóa)

Chỉ vài ngày sau khi TP Hồ Chí Minh nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 16, thì ngày 3-10-2021, 2 tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng đã phải gửi văn bản lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị chỉ đạo siết chặt, kiểm soát khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, không để người dân tự ý trở về miền Tây. Điều này xuất phát từ nguyên nhân, chỉ trong vòng 2 ngày, tỉnh Bạc Liêu đã phải tiếp nhận trên 10.000 công dân trở về một cách tự phát, khiến địa phương đứng trước nguy cơ “vỡ trận địa” chống dịch và ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại tỉnh Sóc Trăng, với hơn 24.000 người trở về chỉ trong vòng 3 ngày. Mặc dù địa phương đã chủ động xây dựng các phương án đón, cách ly, điều trị… Song, việc công dân trở về ồ ạt đã gây ra tình trạng quá tải và đòi hỏi mỗi địa phương phải có sự ứng phó linh hoạt trong việc đón và triển khai các biện pháp phòng dịch.

Câu chuyện trên đã đặt ra những tình huống hết sức thực tế đối với các tỉnh có nhiều công dân đang làm việc tại các tỉnh, thành phố phía Nam, trong đó có Thanh Hóa. Một tình huống cần đặt ra trong công tác dự báo và triển khai kịch bản phòng chống dịch bệnh của các địa phương trong tỉnh khi số lượng lớn công dân trở về quê.

Khi công dân từ miền Nam trở về sau giãn cách: Cần sẵn sàng các phương án để phòng dịch và an sinh xã hội

CSGT Thanh Hóa dẫn công dân các tỉnh đi qua Thanh Hóa trong ngày 4-10-2021. (Ảnh: Phòng CSGT Thanh Hóa)

Trước hết, cần nhấn mạnh rằng, nếu xét về tình, nguyện vọng trở về quê sau khoảng thời gian khá dài đối diện với dịch bệnh và nỗi lo về đời sống kinh tế là mong mỏi chính đáng của người dân. Và do đó, mỗi một địa phương cần tạo điều kiện giúp công dân của mình trở về quê hương an toàn. Song, khi xét về lý, việc này cần phải tính toán kỹ, đánh giá hết các khả năng có thể xảy ra, để có các phương án, kịch bản ứng phó phù hợp. Bởi, việc đón một lượng lớn công dân trở về trong khoảng thời gian ngắn, có thể tạo áp lực rất lớn lên “bộ máy” phòng, chống dịch từ tỉnh xuống cơ sở, vốn chưa kịp “hồi sức” sau đợt dịch bùng phát mạnh vừa qua.

Theo ước tính, chỉ riêng tại 4 tỉnh, thành phố là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bình Phước, hiện có khoảng 116.000 lao động là người Thanh Hóa đang làm việc. Mặc dù chưa có con số dự báo chính xác số lượng lao động có thể trở về trong thời gian tới; song, nếu làm một phép so sánh đơn giản cũng phần nào thấy được thách thức mà Thanh Hóa sẽ phải đối mặt, nếu gặp phải tình trạng như các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng. Cụ thể, Thanh Hóa hiện có 145 khu cách ly sẵn sàng hoạt động, với khả năng thu dung 14.609 người, không thể tiến hành cách ly tập trung cho số lượng lớn hơn các công dân trở về.

Vậy nếu các khu cách ly tập trung không còn khả năng tiếp nhận, thì cách ly tại nhà có lẽ sẽ là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là cơ sở vật chất cách ly và ý thức tự cách ly của mỗi một công dân là vấn đề cần phải đặt ra trong công tác phòng chống dịch.

Để bảo vệ thành quả chống dịch, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhằm thực hiện thành công “mục tiêu kép”, ngày 30-9-2021, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 402-CV/TU về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Công văn nêu rõ: Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong xử lý mọi tình huống liên quan đến dịch bệnh; dự phòng tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở gắn với trách nhiệm người đứng đầu; chuẩn bị tốt phương án sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, mọi cấp độ diễn biến của dịch bệnh; tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch xâm nhập, quản lý có hiệu quả người, phương tiện đi về, đi ra từ vùng có dịch…

Đây cũng là tinh thần chung cần được quán triệt đến các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh, nhằm sẵn sàng đón công dân từ miền Nam trở về trong tâm thế chủ động và bằng các phương án, kịch bản phù hợp, hiệu quả.

Khôi Nguyên


Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]