(Baothanhhoa.vn) - Trong 3 năm qua, việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW: “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (sau đây gọi là Kết luận 01) đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó xuất hiện nhiều cách làm hay, tập thể, cá nhân điển hình có sức lan tỏa sâu rộng, góp phần xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Học và làm theo Bác: Nhân lên những giá trị tốt đẹp (Bài 1): Những tấm gương bình dị mà cao quý

Trong 3 năm qua, việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW: “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (sau đây gọi là Kết luận 01) đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó xuất hiện nhiều cách làm hay, tập thể, cá nhân điển hình có sức lan tỏa sâu rộng, góp phần xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Học và làm theo Bác: Nhân lên những giá trị tốt đẹp (Bài 1): Những tấm gương bình dị mà cao quýPhó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (Quan Hóa) Phạm Thị Nhị tuyên truyền người dân giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Ảnh: Thu Thủy

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Thấm nhuần lời Bác dạy, những năm qua thực hiện Kết luận số 01 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều tấm gương điển hình trong mọi lĩnh vực. Họ là những bông hoa tỏa ngát hương trong vườn Bác, dành tặng cho đời những việc làm ý nghĩa.

Phó Chủ tịch xã tận tụy với công việc, hết lòng vì người dân

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán bộ là gốc của công việc”, trên cương vị là Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (Quan Hóa), bà Phạm Thị Nhị luôn gương mẫu nói đi đôi với làm, không ngại khó khăn, vất vả, cống hiến hết mình vì sự phát triển của địa phương.

Ra trường năm 2004 và may mắn được về quê hương công tác, ngay từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ là công chức phụ trách lĩnh vực văn hóa thông tin, thể thao và du lịch, bà Phạm Thị Nhị đã có nhiều ý tưởng, sáng tạo tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương duy trì và phát triển các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Với sự nỗ lực cố gắng rèn luyện, học tập và công tác của mình, bà đã trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau và luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2020, bà Phạm Thị Nhị được phân công đảm nhận chức danh phó chủ tịch UBND xã, bà luôn cố gắng nỗ lực học tập, trau dồi kinh nghiệm và đề ra nhiều giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con dựa trên tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương.

Quyết đoán trong lãnh đạo, chỉ đạo và với sự năng động, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, nhiều việc làm của phó chủ tịch xã được tập thể lãnh đạo và bà con đánh giá cao, trong đó phải kể đến việc thay đổi nhận thức cũng như cách làm để bà con phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở bản Bút. Dưới sự lãnh đạo của đảng ủy, sự tạo điều kiện thuận lợi của cấp trên, bà Nhị trực tiếp viết Đề án “Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại bản Bút, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Sau khi hoàn thành và xin ý kiến, bà là người trực tiếp cùng với các thành viên ban chỉ đạo về hỗ trợ, hướng dẫn các hộ gia đình và cộng đồng tại bản Bút thực hiện các nội dung công việc từ vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm, tạo cảnh quan ấn tượng. Đồng thời sắp xếp đồ đạc trong nhà, trang trí nhà cửa, khôi phục và phát triển nghề truyền thống; tìm hiểu, giữ gìn, phát huy các giá trị ẩm thực đặc trưng bản địa để khai thác, đưa vào phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, được đánh giá là một trong những mô hình đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Từ mô hình này đã làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người dân, góp phần giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, bảo vệ được cảnh quan, môi trường, tạo việc làm cho người lao động, làm tăng giá trị sản xuất, chăn nuôi của bà con, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Năm 2022, là năm có nhiều khởi sắc với 8.524 lượt khách đến tham quan, khám phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa bản địa và sử dụng dịch vụ tại điểm du lịch cộng đồng, với doanh thu đạt 879 triệu đồng, tăng 3,27% so với cùng kỳ. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng mức thu nhập bình quân của bà con trong bản lên 33 triệu đồng/người/năm.

“Tôi luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, vì vậy chìa khóa thành công cho mọi nhiệm vụ chính là có được sự đồng lòng, ủng hộ của Nhân dân. Trong đó, bản thân với cương vị là phó chủ tịch UBND xã phải luôn gương mẫu, nói đi đôi với làm, gần gũi lắng nghe ý kiến đóng góp của Nhân dân và kịp thời có ý kiến chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc để ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con” - bà Nhị chia sẻ.

Cùng với phát triển kinh tế, bà Phạm Thị Nhị có những sáng kiến về xây dựng văn hóa công sở, các hoạt động của tổ chức công đoàn; mạnh dạn đề xuất các phương án, cách làm việc khoa học, hợp lý, kịp thời, hiệu quả cao. Một số sáng kiến tiêu biểu như: “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động văn hóa ở cơ sở”; “Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương”; “Giải pháp phát triển nghề truyền thống trong xây dựng nông thôn mới”. Trong 3 năm vừa qua, các sản phẩm từ thổ cẩm phục vụ trực tiếp, đem lại hiệu quả cao trong thực hiện đề án du lịch, thổ cẩm dùng để trang trí nhà cửa, làm đồ dùng phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, phục vụ đắc lực cho các hoạt động văn hóa văn nghệ tại địa phương. Đối với sản phẩm rượu cần men lá, hiện nay đang tập trung tuyên truyền, vận động bà con xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần giữ nghề truyền thống, tăng thu nhập cho bà con... Những kết quả, sáng kiến đó của Phó Chủ tịch UBND xã Phạm Thị Nhị được tập thể lãnh đạo và đồng nghiệp trong cơ quan hưởng ứng, ghi nhận, Nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn xã.

Bác sĩ Dương Đình Hùng - tấm gương sáng về y đức

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, bằng thái độ làm việc nghiêm túc, tận tâm chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, giản dị trong cuộc sống, gần gũi, hòa nhã với đồng nghiệp, bác sĩ Dương Đình Hùng, Trưởng khoa sản, Bí thư chi bộ khối ngoại sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của một lương y có tâm với nghề.

Học và làm theo Bác: Nhân lên những giá trị tốt đẹp (Bài 1): Những tấm gương bình dị mà cao quýBác sĩ Dương Đình Hùng, Trưởng khoa sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy thăm khám sức khỏe bệnh nhân.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy), mẹ thường xuyên ốm đau, bệnh tật, điều đó đã thôi thúc Dương Đình Hùng ngay từ nhỏ có ước mơ trở thành bác sĩ. Sau nhiều năm nỗ lực học tập, năm 2014 anh Hùng tốt nghiệp chuyên khoa I sản, Trường Đại học Y Thái Bình. Năm 2017 anh học khoa phẫu thuật nội soi Bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh. Chính môi trường làm việc tại bệnh viện lớn đã giúp anh có điều kiện học tập và ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn. Năm 2020, anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng khoa sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy. Dù ở cương vị nào, bác sĩ Hùng cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là tấm gương cho đội ngũ y, bác sĩ trẻ noi theo để trau dồi y thuật, rèn luyện y đức.

“Lời Bác dạy: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Tôi luôn thấm nhuần và nỗ lực thực hiện tốt y đức của người thầy thuốc” - bác sĩ Dương Đình Hùng chia sẻ.

Thực hiện lời Bác dạy, trong công việc bác sĩ Hùng luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, thực tiễn công tác, tích cực học tập, nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật mới nhằm phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn. Bác sĩ Hùng đã thực hiện nhiều kỹ thuật cao trong phẫu thuật như mổ lấy thai, đặc biệt mổ lấy thai vết mổ cũ nhiều lần, mổ lấy thai rau tiền đạo, rau cài răng lược, tiền sản giật, cắt tử cung bán phần, cắt tử cung hoàn toàn, cắt tử cung grossen. Đặc biệt mổ nội soi u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung và nhiều kỹ thuật khác được lãnh đạo đơn vị đánh giá cao, Nhân dân trong và ngoài huyện tin tưởng. Trong nhiệm vụ chuyên môn, bác sĩ Hùng cũng luôn sẵn sàng trao đổi nghiệp vụ, chỉ dạy tận tình cho các y, bác sĩ trẻ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Trên cương vị là trưởng khoa sản, những năm qua, bác sĩ Hùng luôn thực hiện tốt vai trò tập hợp các cán bộ trong khoa đoàn kết, hết lòng vì người bệnh. 20 năm công tác trong ngành y, ngoài việc tận tụy, khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Hùng còn phấn đấu học tập, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, nhằm phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn. Từ năm 2015 đến năm 2022, bác sĩ Hùng đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được phê duyệt và ứng dụng có hiệu quả tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy.

Dù bận rộn với công việc quản lý và điều trị tại khoa sản, bác sĩ Hùng cũng dành nhiều tâm huyết tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện khác. Trong vai trò là ủy viên ban chấp hành công đoàn Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy, bác sĩ Hùng luôn gương mẫu đóng góp và kêu gọi vận động đoàn viên công đoàn tham gia các đợt kêu gọi ủng hộ của các cấp, các tổ chức từ thiện, đóng góp xây dựng quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt... Với tác phong làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, luôn cởi mở, gần gũi với đồng nghiệp, ân cần với bệnh nhân, bác sĩ Dương Đình Hùng là tấm gương thầy thuốc điển hình, góp phần tô thắm thêm vườn hoa học tập và làm theo gương Bác.

Bác sĩ Dương Đình Hùng, bà Phạm Thị Nhị chỉ là hai trong số rất nhiều tấm gương điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua, được xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Đó là những cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang dũng cảm bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân; bác sĩ, nhân viên y tế kiên cường trên tuyến đầu phòng chống dịch bệnh COVID-19; những doanh nhân nhiệt huyết, bản lĩnh, trí tuệ, lãnh đạo doanh nghiệp vượt khó thành công, cống hiến hết mình vì cộng đồng. Đó là những người dân bình dị tự nguyện hiến đất, đóng góp sức người và của cải xây dựng nông thôn mới, tạo nên những miền quê đáng sống; những người nông dân lam lũ, không chịu đói nghèo, quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương; những công nhân vẫn hàng ngày miệt mài lao động trong các nhà máy, công trường, cùng chung sức thực hiện khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh...

Gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn toàn tỉnh ở đâu cũng có. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực của mình đã có những đóng góp quan trọng, tích cực cho cơ quan, đơn vị, được cộng đồng Nhân dân nơi cư trú, đồng nghiệp nơi công tác ghi nhận và tôn vinh. Đây chính là những bông hoa tươi thắm, thể hiện tình cảm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu, nguyện suốt đời học tập và làm theo lời Bác, xây dựng Thanh Hóa sớm thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Bài và ảnh: Thu Thủy

Bài 2: Những cách làm sáng tạo, đột phá.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]