(Baothanhhoa.vn) - Dẫu chỉ được nhận định là “kẻ phá bĩnh” ở sân chơi khu vực năm nay - AFF Cup 2018 - thì đội tuyển bóng đá Philippines vẫn thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ Đông Nam Á khi họ đang sở hữu một nhà cầm quân danh tiếng: HLV Sven Goran Eriksson.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Góc nhìn AFF Suzuki Cup 2018: Thương hiệu Sven Goran Eriksson và chuyện “nghĩ lớn”, làm lớn!

Dẫu chỉ được nhận định là “kẻ phá bĩnh” ở sân chơi khu vực năm nay - AFF Cup 2018 - thì đội tuyển bóng đá Philippines vẫn thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ Đông Nam Á khi họ đang sở hữu một nhà cầm quân danh tiếng: HLV Sven Goran Eriksson.

Nếu có thời gian tìm hiểu về thể thao Philippines, chúng tôi tin rằng, ít nhiều người hâm mộ sẽ cảm thấy bất ngờ trước thông tin: Ở quốc gia này, nếu thống kê những môn thể thao được rất nhiều người dân yêu thích thì đó sẽ là bóng rổ, bóng chày, boxing... và dứt khoát không có bóng đá.

Chỉ khoảng mươi năm trở lại đây, sân cỏ và quả bóng tròn mới bắt đầu nhận được sự quan tâm và các quan chức thể thao Philippines đã đi theo một lộ trình mà chúng ta hay gọi là “đi tắt, đón đầu”: Triệu tập những công dân Philippines hoặc gốc Philippines đang theo nghiệp “quần đùi áo số” ở các nền bóng đá tiên tiến rồi trao cho họ tấm áo đội tuyển (thủ môn Neil Etheridge hiện là cái tên duy nhất của giải đấu AFF Suzuki Cup 2018 đang chơi tại giải Ngoại hạng Anh).

Với một ngôi nhà bóng đá được “xây từ nóc”, đậm tính chất “ăn xổi”, “đốt cháy giai đoạn” như vậy, thật ngạc nhiên khi người Philippines lại được chiến lược gia lừng danh Eriksson - người từng hai lần đưa đội tuyển Anh vào Tứ kết World Cup, các năm 2002 và 2006 - nhận lời dẫn dắt. Một “mối lương duyên” dù mang tính “thời vụ” (6 tháng) vẫn ẩn chứa nhiều điều khó giải mã.

Ông Eriksson đến Philippines do bị tiền bạc cám dỗ dù số tiền Liên đoàn Bóng đá Philippines mất cho chiến lược gia người Thụy Điển hàng tháng chắc chắn không thể bằng những gì Liên đoàn Bóng đá Anh, Mexico, Bờ Biển Ngà... từng chi trả?

Ở tuổi 70, Eriksson vẫn muốn tìm kiếm những thách thức mới bất chấp thực tế là bản hợp đồng chỉ có thời hạn 6 tháng rất dễ làm “tổn thương” các nhà cầm quân danh tiếng?

Và có nên tin vào cái lý do “trời ơi” mà Eriksson đưa ra, rằng ông “muốn làm điều gì đó khác một chút trong sự nghiệp”?...

Không dễ tìm lời giải cho “cuộc hôn nhân” giữa “chàng rể” Eriksson với bóng đá Đông Nam Á, chỉ biết từ ngày ông nhận lời tiếp quản ghế HLV trưởng đội tuyển Philippines, bóng đá Philippines bỗng “nổi như cồn”.

Có lẽ, các quan chức bóng đá Philippines muốn mượn tên tuổi Eriksson để tạo tiếng vang - giống một số chương trình giải trí ở xứ ta, để thu hút sự chú ý của dư luận, ban tổ chức sẵn sàng mời về một “ngôi sao” có tầm ảnh hưởng lớn.

Nói cách khác, hợp đồng với huấn luyện viên Eriksson in đậm dấu ấn của cái gọi là “làm thương hiệu” nhưng ở một cấp độ rất cao và khả năng thành công cũng rất lớn. Sẽ không ngạc nhiên khi “thương hiệu Eriksson” sẽ tạo ra một cú hích đáng kể cho bóng đá Philippines trong tương lai gần.

“Câu chuyện Eriksson” vẫn cần thêm thời gian để kiểm chứng nhưng rõ ràng, cách làm bóng đá của người Philippines không phải không có những điều đáng để cho chúng ta học hỏi mà trước hết là sự đột phá trong tư duy: Thay vì “nghĩ nhỏ”, họ dám “nghĩ lớn” (thik big), làm lớn và không ngần ngại tiếp cận với một tên tuổi lớn. Hay nói như Tổng thống Mỹ Donald Trump: “Dù sao bạn cũng phải nghĩ, tại sao không nghĩ lớn (You have to think anyway, so why not think big?)?; “Hầu hết mọi người đều nghĩ nhỏ vì họ sợ thành công, sợ quyết định và sợ chiến thắng” (Most people think small because they are afraid of success, afraid of decisions, afraid of winning).


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]