(Baothanhhoa.vn) - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 271/LĐLĐ về việc thành lập “Tổ an toàn COVID-19” tại các doanh nghiệp.

Thành lập “Tổ an toàn COVID-19” tại các doanh nghiệp

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 271/LĐLĐ về việc thành lập “Tổ an toàn COVID-19” tại các doanh nghiệp.

Thành lập “Tổ an toàn COVID-19” tại các doanh nghiệp

Người lao động thực hiện sát khuẩn phòng dịch COVID-19 trước khi vào làm việc.

Để chủ động đối phó với dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đề nghị LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố; công đoàn các ngành, công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp phối hợp với chính quyền đồng cấp chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp với công đoàn cơ sở thành lập bộ phận phòng, chống COVID-19 tại các doanh nghiệp (gọi tắt là “Tổ An toàn COVID-19”), nội dung cụ thể như sau:

Mỗi Tổ sản xuất/ xưởng/ chuyền hoặc bộ phận tương đương thành lập ít nhất một “Tổ an toàn COVID-19”, hoạt động kiêm nhiệm. Trường hợp tổ sản xuất có đông người lao động, có thể thành lập nhiều tổ. Thành viên của “Tổ an toàn COVID-19” là người lao động trực tiếp làm việc tại tổ sản xuất, có am hiểu về công tác phòng, chống dịch COVID-19; tự nguyện, gương mẫu, có uy tín đối với công nhân, lao động (CNLĐ).

Cách thức thành lập: Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phối hợp, lựa chọn CNLĐ có đủ điều kiện, lập danh sách đề nghị công ty ban hành Quyết định thành lập “Tổ an toàn COVID-19” và Quy chế hoạt động của “Tổ an toàn COVID-19”.

“Tổ an toàn COVID-19” hoạt động dưới sự dưới sự quản lý, hướng dẫn trực tiếp của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, thông qua phân công nhiệm vụ và quy chế hoạt động do người sử dụng lao động ban hành.

Thành lập “Tổ an toàn COVID-19” tại các doanh nghiệp

Người lao động thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19.

“Tổ an toàn COVID-19” có nhiệm vụ tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn, nhắc nhở CNLĐ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ngoài giờ làm việc. Theo dõi, kiểm tra, giám sát về tình hình sức khỏe hàng ngày đối với cán bộ, công nhân viên và người lao động trong đơn vị (ghi nhật ký sức khỏe). Phát hiện nhắc nhở, kiến nghị người có trách nhiệm xử lý các trường hợp vi phạm về công tác phòng, chống dịch theo quy định của chính quyền và quy chế của doanh nghiệp. Báo cáo kịp thời cho lãnh đạo quản lý, công đoàn cơ sở và bộ phận y tế của doanh nghiệp khi phát hiện các trường hợp CNLĐ có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 (Ho, sốt, đau họng, hội chứng cúm; biểu hiện viêm đường hô hấp…) để tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm kịp thời.

Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan chức năng truy vết các trường hợp F1, F2 và các trường hợp khẩn cấp khi doanh nghiệp có người mắc bệnh hoặc phải cách ly theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; kiến nghị với người có trách nhiệm, cán bộ công đoàn đảm bảo đầy đủ các biện pháp, phương tiện, vật tư trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa Võ Mạnh Sơn cho biết: Thanh Hoá là tỉnh có số lượng CNLĐ làm việc trong các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đông với 187.816 người. Trong đó, số doanh nghiệp có từ 200 CNLĐ là 120 đơn vị, số DN có từ 1.000 CNLĐ là 24 đơn vị. Đặc biệt, có những doanh nghiệp có số lượng CNLĐ lên tới hàng chục nghìn người như Công ty TNHH Giầy Annora Việt Nam trên 22.000 người, Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam 15.000 người, Công ty TNHH Sakurai Việt Nam 13.000 người… tiềm ẩn rất lớn nguy cơ bùng phát dịch.

Việc thành lập các “Tổ an toàn COVID-19” nhằm kịp thời chung sức cùng cả hệ thống chính trị và toàn xã hội phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần “Mỗi doanh nghiệp là một pháo đài, mỗi người lao động là một chiến sĩ”.

Thanh Huê


Thanh Huê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]