Thách thức không nhỏ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu
Mục tiêu của EU là chiếm ít nhất 29% thị phần năng lượng tái tạo vào năm 2030 hoặc giảm 14,5% lượng khí nhà kính so với lượng khí thải có thể được tạo ra do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Dây chuyền lắp ráp xe ô tô của Hãng Porsche ở Stuttgart, miền Nam Đức. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN)
Đức cần phải thực hiện mức giảm phát thải nhiều hơn hướng dẫn của Liên minh châu Âu (EU) về nhiên liệu nếu muốn đạt được mục tiêu của nước này về trung hòa khí thải của ngành giao thông đường bộ vào năm 2045.
Phóng viên tại Berlin dẫn tuyên bố ngày 21/8 của Hiệp hội ô tô Đức (VDA) nêu rõ: “Chỉ thị về Năng lượng tái tạo của EU (RED III), được thông qua vào cuối năm ngoái, chưa đủ để đáp ứng tham vọng. Chủ tịch VDA Hildegard Mueller cho biết: “Giới chức lãnh đạo Đức được kêu gọi đưa ra các biện pháp khuyến khích tăng cường các nguồn năng lượng tái tạo, qua đó đảm bảo và thúc đẩy đầu tư”.
Ngành công nghiệp ôtô của Đức muốn đảm bảo rằng các loại nhiên liệu trung hòa carbon như nhiên liệu sinh học và nhiên liệu điện tử (e-fuel), còn gọi là nhiên liệu tổng hợp, được tung ra thị trường với số lượng đủ để cung cấp năng lượng cho 40 triệu phương tiện sử dụng động cơ đốt trong vẫn sẽ lưu hành trên đường phố ngay cả khi chính phủ đạt được mục tiêu 15 triệu ôtô điện vào năm 2030.
VDA lo ngại mục tiêu đến năm 2030 không tạo đủ động lực để ngành dầu mỏ đầu tư vào sản xuất nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Mục tiêu của EU là chiếm ít nhất 29% thị phần năng lượng tái tạo vào năm 2030 hoặc giảm 14,5% lượng khí nhà kính so với lượng khí thải có thể được tạo ra do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã quyết định tỷ lệ cắt giảm cao hơn là 25%, nhưng VDA cho rằng thay vào đó, mức 35% là cần thiết.
Chỉ thị của EU cũng quy định hạn ngạch đối với nhiên liệu sinh học và nhiên liệu tổng hợp là 5,5%, với tỷ lệ nhiên liệu tổng hợp tối thiểu là 1%. Tuy nhiên, đối với nhiên liệu tổng hợp, VDA yêu cầu ít nhất 5%.
VDA cho biết các mục tiêu tạm thời tiếp theo cũng cần được đặt ra, đó là giảm 60% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2035, 90% vào năm 2040 và 100% vào năm 2045. Hiệp hội ô tô cho biết thêm: “Vì lợi ích bảo vệ khí hậu, nhiên liệu hóa thạch sẽ không còn được phép bán tại các trạm xăng của Đức kể từ năm 2045”./.
Theo TTXVN
- 2024-11-16 08:32:00
Xung đột Nga-Ukraine: Những trận chiến khốc liệt mùa thu và triển vọng cuối cùng
- 2024-11-15 10:28:00
Liệu Trump có thể hóa giải được đối đầu giữa Israel và Iran?
- 2024-08-21 10:29:00
Ấn Độ, Nhật Bản tăng cường hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Từ Trung Đông đến Ukraine: Trật tự thế giới mới đang được định hình
Khoảng lặng cần thiết đối với Tổng thống Macron
Chiến dịch quân sự của Ukraine tại khu vực Kursk đẩy xung đột Nga - Ukraine lên nấc thang mới
Nền kinh tế Liban đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn do xung đột
Cơ hội cho thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas
Đối đầu với Mỹ thúc đẩy chính sách năng lượng của Nga và Trung Quốc như thế nào?
Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Kamala Harris và gánh nặng của hy vọng
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ thay đổi ra sao nếu ông Trump thắng cử?
Thủ lĩnh chính trị Hamas bị ám sát đẩy Iran - Israel đến “miệng hố chiến tranh”